19/03/2024 lúc 10:35 (GMT+7)
Breaking News

Kêu gọi nhiều nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

VNHN - Theo Bộ KH&ĐT, phát triển kinh tế tập thể luôn là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Chính phủ. Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của xã viên. Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển khu vực hợp tác xã rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

VNHN - Theo Bộ KH&ĐT, phát triển kinh tế tập thể luôn là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Chính phủ. Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của xã viên. Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển khu vực hợp tác xã rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chương trình dự kiến gồm nhiều nội dung hỗ trợ để hướng đến mục tiêu trên. Trong đó, sẽ có những hỗ trợ tích cực về đầu tư kết cấu hạ tầng và trang thiết bị máy móc phục vụ sơ chế, chế biến sản phẩm cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy mô lớn, tác động rộng đến sản xuất và cộng đồng. Cụ thể, sẽ hỗ trợ kinh phí cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng kết cấu hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế - chế biến; hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng; công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản.

Theo Dự thảo Chương trình, tổng kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 38.800 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương là 21.500 tỷ, ngân sách địa phương 15.300 tỷ và 2 tỷ đồng từ kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở báo cáo của 11 bộ, ngành, 60 địa phương, Bộ KH&ĐT đã dự thảo Chương trình. Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ thành viên thông qua việc nâng cao nhận thức của đông đảo nhân dân về kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Đồng thời, tăng cường năng lực của các tổ chức kinh tế tập thể để phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần cải thiện công bằng xã hội và ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

Tiềm năng phát triển khu vực hợp tác xã rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, huy động nguồn vốn nội lực từ các tổ chức hợp tác xã thực hiện Chương trình qua phương thức các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đóng góp một phần kinh phí để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, để phát huy nội lực, khơi dậy các tiềm năng, khuyến khích và thu hút sự tham gia của các hợp tác xã, đồng thời thể hiện trách nhiệm của các tổ chức hợp tác xã trong phát triển tổ chức mình.

Vận động, huy động vốn từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế; đưa việc vận động các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế tham gia thực hiện Chương trình vào chương trình vận động, đàm phán tài trợ của Chính phủ. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hợp tác xã là thể chế không thể thiếu, góp phần vào sự phát triển đất nước hài hoà về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá; là tất yếu đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể, đặc biệt ở các vùng nông thôn (Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…).

Hợp tác xã tại các nước này có xu hướng sáp nhập, hợp nhất thành các hợp tác xã có quy mô lớn, hoặc thành lập các liên đoàn kinh tế chuyên ngành của hợp tác xã hoạt động theo chiều dọc, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển đất nước. Chính phủ các nước cũng có các chương trình, chính sách hỗ trợ riêng đối với các tổ chức kinh tế hợp tác, thông qua đó hỗ trợ nông dân, hộ sản xuất cá thể nâng cao sức cạnh tranh và phát triển.

Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005, Quyết định số 2261/QĐ-TTg 25/12/2014). Tuy nhiên, việc triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nói trên còn nhiều hạn chế, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong thời gian tới rất cần sự vào cuộc của toàn xã hội và sự tập trung nguồn lực hơn nữa của Chính phủ.