25/04/2024 lúc 08:02 (GMT+7)
Breaking News

Indonesia: Nguy cơ sóng thần tiếp diễn, không có công dân Việt Nam thương vong

VNHN - Thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, một trận sóng thần cao khoảng 5 mét đã xảy ra tối ngày 22/12 tại Eo biển Sunda giữa hai đảo Sumatra và Java, Indonesia sau khi núi lửa Anak Krakatau phun trào. Thảm hoạ kinh hoàng đã khiến ít nhất 222 người thiệt mạng và chưa có chưa ghi nhận thông tin có người Việt Nam bị ảnh hưởng trong thảm họa trên.

VNHN - Thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, một trận sóng thần cao khoảng 5 mét đã xảy ra tối ngày 22/12 tại Eo biển Sunda giữa hai đảo Sumatra và Java, Indonesia sau khi núi lửa Anak Krakatau phun trào. Thảm hoạ kinh hoàng đã khiến ít nhất 222 người thiệt mạng và chưa có chưa ghi nhận thông tin có người Việt Nam bị ảnh hưởng trong thảm họa trên.

Thảm hoạ sóng thần san bằng mọi thứ ở eo biển Sunda và nhiều khu vực lân cận

Theo Cơ quan phòng chống thảm họa thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB), cho đến sáng 23/12, đã có 43 người thiệt mạng, 584 người bị thương và hai người mất tích. Con số thương vong có thể tăng thêm do liên lạc bị gián đoạn. 

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã liên hệ với Bộ ngoại giao Indonesia để tìm hiểu thông tin và được biết tính đến 10 giờ 30 sáng cùng ngày chưa ghi nhận thông tin có người Việt Nam bị ảnh hưởng trong thảm họa trên.

Bộ Ngoại giao đã đề nghị Đại sứ quán tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại để nắm tình hình người Việt Nam bị ảnh hưởng (nếu có) để kịp thời thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết; cập nhật trên cổng thông tin về tình hình và số đường dây nóng để công dân ta có thể liên hệ khi cần trợ giúp. 

Trong trường hợp cần sự trợ giúp khẩn cấp, đề nghị liên hệ Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia theo số điện thoại đường dây nóng +62 21 31907165 hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân +84981848484.

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khí tượng và Địa chất Indonesia cho hay đợt sóng thần vừa qua có thể gây ra do sạt lở đất dưới đáy biển, sau khi núi lửa Anak Krakatau phun trào. Đây là một ngọn núi lửa nằm trên hòn đảo cùng tên, được hình thành sau nhiều năm tích tụ bụi tro núi lửa. Thêm vào đó, giới khoa học cũng cho rằng đợt trăng tròn là nguyên nhân khiến các ngọn sóng thần cao hơn.

Anak Krakatoa là một hòn đảo mới hình thành từ năm 1928 từ miệng núi lửa Krakatoa. Năm 1883, núi lửa này phun trào dữ dội, lấy đi mạng sống của hơn 36.000 người.

Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm kiếm thi thể các nạn nhân và người mất tích sau thảm hoạ

Đây là trận sóng thần nhiều người chết thứ 2 ập đến với Indonesia trong năm nay. Trước đó, hồi tháng 9, hơn 2.500 người đã thiệt mạng trong thảm hoạ đổ bộ vào thành phố Palu trên đảo Sulawesi, Indonesia đi kèm với một trận động đất mạnh nên dân cư nhận được cảnh báo trước khi sóng thần xảy ra. Tuy nhiên, tối 22/12 vừa qua, không có bất cứ tín hiệu nào từ thiên nhiên để báo trước cho người dân về nguy cơ của một trận sóng thần ập tới. 

Trước tình hình trên, người phát ngôn Ủy ban Phòng chống Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB), Sutopo Purwo Nugroho khuyến nghị mọi người không nên có các hoạt động trên bãi biển và tránh xa bờ biển trong một thời gian, bởi khả năng vẫn còn đợt sóng thần mới do núi lửa Anak Krakatoa tiếp tục phun trào.

Núi lửa Anak Krakatoa đang hoạt động, ảnh chụp ngày 23/12. Ảnh Reuters

Simon Boxall của đại học Southampton nói khu vực chịu sóng thần vừa rồi còn nằm trong vành đai thủy triều hoạt động mạnh tại thời điểm hiện nay và “đợt sóng thần đã được bổ trợ thêm sức mạnh”.

Các phao cảnh báo sóng thần được lắp đặt dưới đáy biển nhằm phát hiện động đất (nguyên nhân thường thấy của các đợt sóng thần. Ngay cả khi có một phao như thế gần đảo Anak Krakatoa, thời gian sóng ập vào bờ là quá nhanh, không có bất kỳ cơ hội cảnh báo sớm nào.

“Khả năng xuất hiện các đợt sóng thần tiếp theo tại khu vực còn khá cao bởi núi lửa Anak Krakatoa đang trong đợt phun trào, có thể gây ra lở đất ngầm dưới biển”, chuyên gia Teeuw nói. Ông Bardintzeff cũng cảnh báo rằng “chúng ta phải hết sức chú ý bởi núi lửa đang trong tình trạng rất không ổn định”.

Hiện, các thiết bị máy móc hạng nặng đã được triển khai tại các khu vực bị thảm họa để hỗ trợ cho công tác tìm kiếm và cứu hộ./.