29/03/2024 lúc 00:42 (GMT+7)
Breaking News

Hội thảo: Ngành hàng không Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0

VNHN - Sáng này 12/9/2019, Cục hàng không Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Ngành hàng không Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0". Tham dự hội thảo có đông các Nhà khoa học, nhà quản lý và các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh lĩnh vực hàng không tham dự.

VNHN - Sáng này 12/9/2019, Cục hàng không Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Ngành hàng không Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0". Tham dự hội thảo có đông các Nhà khoa học, nhà quản lý và các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh lĩnh vực hàng không tham dự.

Tại hội thảo các nhà khoa học đã đánh giá và chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với ngành hàng không Việt Nam.

Cơ hội cho ngành hàng không

Theo ý kiến tham luận của các chuyện gia đánh giá ngành hàng không Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển bùng nổ nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).  Để phát triển cần phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, sản lượng điều hành bay phụ thuốc rất nhiều yếu tố như công suất khu vực từ nhà ga trở ra, công suất của khu vực hoạt động trong sân bay và công suất điều hành hoạt động bay vùng không phận.vv..

Thứ hai, hạ tầng lĩnh vực hoạt động bay đóng vai trò quan trọng việc đảm bảo an toàn, điều hòa, và hiệu quả hoạt động bay. Một khi hạ taadng hoạt động bay được đầu tư trang thiết bị, hiện đại hóa theo hướng tự động hóa nhiều hơn, nhất là tự động hóa thông minh, nó sẽ đem đến nhiều cơ hội cho quản lý, điều hành hoạt động bay, tăng năng lực thông qua tàu bay bằng việc tắc nghẽn, chậm trễ chuyến bay, rút ngắn thời gian chuyến bay, tao ra được nhiều đường bay/vệt bay hơn theo chiều ngang, nhiều mực bay hơn theo chiều đứng trong cùng một thể tích không gian vv..

Thứ ba, Hạ tầng hoạt động bay trong CMCN 4.0 đem lại lợi ích vượt trội, theo năng lực hệ thống, thiết bị.

Thứ tư, số hóa, tự động hóa trong lĩnh vực hoạt động bay thời kì CMCN 4.0 đem lại nhiều cơ hội hơn về an toàn, điều hòa và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hoạt động bay hàng không đến năm 2030, ngoài 2030 và tăng cơ hội việc làm. Vì là lĩnh vực liên quan đến tính mạng con người nên tự động hóa trong lĩnh vực hoạt động bay không hướng tới sử dụng ROBOT thay thế con người như trong một số ngành công nghiệp khác.

Thách thức cũng không hề nhỏ

Các đại biểu dự Hội thảo

Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực hoạt động bay đưa lại nhiều cơ hội thuận lợi, tuy nhiên cũng đòi hỏi nhiều thách thức như: Lực lượng lao động phải được huấn luyện sâu, rộng về kỹ thuật công nghệ; đội ngũ quản lý phải thực sự là những chuyên gia của nhiều hệ thống, kể cả dưới mặt đất cũng như trên tàu bay. Việc đầu tư sớm, kịp thời hạ tầng tiên tiến và đảm bảo khai thác được một cách hiệu quả, tận dụng được nhiều lợi ích mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại sẽ là một thách thức không hề nhỏ.

Giải pháp cho sự phát triển

Thứ nhất, Ngành hàng không cũng như các tập đoàn, tổng công ty hàng không cần tăng cường đào tạo, huấn luyện về các hệ thống thuộc CMCN 4.0 cho đội ngũ quản lý và lực lượng lao động chuyên ngành hoạt động bay.

Thứ hai, ngành Hàng không Dân dụng cần có một cơ quan nghiên cứu phát triển (nhất là nghiên cứu ứng dụng), để có thể đạt được một mức độ tự chủ nhất định trong lĩnh vực này.

Thứ ba, Cần có văn bản cho phép của Chính phủ bằng văn bản quy định về hệ thống dẫn đường dựa vào tính năng trên tàu bay  đảm bảo tính pháp lý cao hơn để các cơ quan quản lý/ bảo vệ tần số Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an có căn cứ thực hiện việc bảo vệ tần số GPS, đảm bảo an ninh tín hiệu GPS trong vùng trời Việt Nam.

Hội thảo lần này là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa để toàn ngành hàng không lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, giúp cho việc hoạch định chủ trương, chính sách  trong thời gian tới. Sự kiện này cũng hướng đến mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, các doanh nghiệp về thời cơ và thách thức của CMCN lần thứ 4 đối với ngành hàng không./.