19/04/2024 lúc 09:18 (GMT+7)
Breaking News

Hội thảo khởi động mạng lưới dệt Miền Trung và Tây Nguyên

VNHN - Ngày 11/10/2019, tại TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam), Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế (FIDR) đã tổ chức hội thảo khởi động mạng lưới dệt miền Trung và Tây nguyên. Hội thảo có sự tham dự của các cơ quan quản lý các địa phương, các chuyên gia, cùng với 17 nhóm dệt truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đến từ Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Nông và Kon Tum.

VNHN- Ngày 11/10/2019, tại TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam), Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế (FIDR) đã tổ chức hội thảo khởi động mạng lưới dệt miền Trung và Tây nguyên. Hội thảo có sự tham dự của các cơ quan quản lý các địa phương, các chuyên gia, cùng với 17 nhóm dệt truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đến từ Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Nông và Kon Tum.

          

                       Đại biểu phát biểu tại Hội thảo

Tại hội thảo, FIDR đã chia sẻ về bối cảnh hình thành mạng lưới dệt, hồ sơ về các nhóm dệt, tầm nhìn cũng như cấu trúc, nguyên tắc vận hành mạng lưới với tên gọi "Dải thổ cẩm". Hướng tới tạo sự lan toả trong xã hội, hỗ trợ người dân có việc làm, phát triển kinh tế, góp phần bảo tồn văn hoá, FIDR đã hỗ trợ hình thành mạng lưới dệt miền Trung và Tây nguyên dựa vào nhu cầu thực tế, tiềm năng và mong muốn của cộng đồng các nhóm dệt. Thông qua mạng lưới dệt, FIDR sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực, kết nối và thu hút sự vào cuộc của các bên liên quan, quảng bá và phát triển thị trường tiêu thụ sản phầm…Trên cơ sở khai thác những nét văn hoá độc đáo qua các trang phục truyền thống, từ chất liệu cho đến từng đường nét, màu sắc, mạng lưới dệt miền Trung Tây nguyên trong thời gian tới sẽ tổ quản lý mạng lưới thông qua sự hỗ trợ của FIDR sẽ làm cầu nối, hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, chia sẻ thông tin thị trường, kết nối sản xuất và tiêu thị sản phẩm, cùng làm, cùng phát triển…

                                             Sản phẩm dệt 

Tại hội thảo, các đại biểu cũng thông tin về chính sách hỗ trợ của nhà nước để bảo tồn nghề dệt truyền thống dưới góc nhìn văn hóa, giá trị của việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống phi vật thể, quá trình tìm kiếm thị trường... Dịp này, đại diện các nhóm dệt của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao 5 địa phương trên trong mạng lưới dệt đã chia sẻ những khó khăn, nguyện vọng khi tham gia vào mạng lưới dệt thổ cẩm; đồng thời ký vào bản cam kết hoạt động trong thời gian tới. Lấy nghệ nhân, thợ dệt là trung tâm, hội thảo đã thu nhận nhiều ý kiến từ các nhóm dệt, thực tế sản xuất, nguyên liệu, thiết kế, cho đến giá thành và việc tiêu thụ sản phẩm… Nhiều vướng mắc đã được các chuyên gia, phân tích, gợi mở; giúp các nhóm dệt nhìn thấy hướng phát triển và đồng thuận cùng nhau ký thoả thuận kết nối mạng lưới “Dải thổ cẩm”… Bên lề hội thảo cũng diễn ra buổi trình diễn trang phục dân tộc và triển lãm dệt truyền thống với các sản phẩm được sản xuất từ các nhóm dệt tham gia mạng lưới. Hội thảo cũng mang lại khối lượng thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình vận hành mạng lưới, kết nối, hỗ trợ các nhóm dệt phát triển… Thông qua hội thảo nhằm hỗ trợ hình thành các nhóm, kết nối để học tập, giao lưu, giới thiệu, hướng tới tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm dệt truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực miền Trung và Tây Nguyên./.