20/04/2024 lúc 23:26 (GMT+7)
Breaking News

Hội nghị Thượng đỉnh NATO: Lần đầu tiên trong lịch sử đề cập thách thức từ Trung Quốc, gửi 'tối hậu thư' cho Nga?

Ngày 14/6 tại Brussels (Bỉ), lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh của liên minh với nỗ lực xây dựng lại sự đoàn kết giữa các nước thành viên.

Ngày 14/6 tại Brussels (Bỉ), lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh của liên minh với nỗ lực xây dựng lại sự đoàn kết giữa các nước thành viên.

Lãnh đạo các nước thành viên NATO gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh của liên minh với nỗ lực xây dựng lại sự đoàn kết nội khối. (Nguồn: Wikipedia)

Đây là lần đầu tiên ông Biden tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO gồm 30 thành viên với tư cách Tổng thống Mỹ, sau 4 năm dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump, người đã xem liên minh quân sự này là "lỗi thời".

Phát biểu với phóng viên sáng cùng ngày, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg lưu ý rằng, Hội nghị sẽ đề cập chương trình nghị sự "NATO 2030", một sáng kiến toàn diện nhằm đảm bảo liên minh này hiện vẫn sẵn sàng đối mặt với những thách thức của ngày mai.

Theo AFP, Hội nghị đã đưa ra tuyên bố chung dài 41 trang, tập trung chủ yếu vào một số nội dung chính như Nga, Trung Quốc, tình hình Afghanistan, đoàn kết nội khối...

Nga tiếp tục bị NATO coi là mối đe dọa với các hoạt động quân sự, chiến lược hạt nhân, "chiến dịch làm sai lệch thông tin” cũng như hoạt động can thiệp vào bầu cử ở các nước thành viên NATO.

NATO cũng cảnh báo Nga rằng, không thể quay trở lại quan hệ bình thường với liên minh quân sự này cho đến khi Moscow tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tuyên bố có đoạn: "Nếu Nga không thể hiện sự tuân thủ luật pháp quốc tế cũng như các nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế của mình, mọi thứ không thể trở lại 'như bình thường'".

Liên minh cũng kêu gọi Nga chấm dứt coi hai thành viên của NATO là Mỹ và CH Czech là "các quốc gia không thân thiện", đồng thời cảnh báo sẽ có phản ứng đáp trả việc Nga ngày càng mở rộng kho vũ khí hạt nhân.

Về Trung Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử NATO, các nước thành viên cho rằng, "những tham vọng" và hành vi ngày càng thách thức của Bắc Kinh, trong đó có chiến tranh mạng và chế tạo đầu đạn hạt nhân, đặt ra "những thách thức mang tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên quy định và các lĩnh vực liên quan đến an ninh của liên minh".

Tuy nhiên, NATO cũng nêu triển vọng “đối thoại mang tính xây dựng” với Bắc Kinh: "Chúng tôi hoan nghênh cơ hội hợp tác với Trung Quốc về các lĩnh vực liên quan đến NATO và các thách thức chung như biến đổi khí hậu".

Trong tuyên bố chung, lãnh đạo các nước thành viên NATO đã nhất trí tăng cường khả năng phòng thủ tập thể "chống lại tất cả mối đe dọa, từ mọi hướng".

NATO cũng khẳng định "sẽ tiếp tục ứng phó với môi trường an ninh đang xấu đi bằng cách nâng cao khả năng răn đe và thế trận phòng thủ".

Với việc thông qua Chính sách Phòng thủ Mạng Toàn diện mới, các lãnh đạo NATO tuyên bố, một cuộc tấn công mạng cũng có thể kích hoạt điều khoản phòng thủ chung của liên minh, thậm chí, trong một số trường hợp, các cuộc tấn công mạng có thể được coi là "tương đương với một cuộc tấn công vũ trang".

Hơn thế nữa, NATO còn mở rộng điều khoản này sang các loại tấn công khác. Tổ chức này cũng lần đầu tiên tuyên bố một cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng trong không gian, như vệ tinh, có thể kích hoạt điều khoản bảo vệ lẫn nhau của hiệp ước.

Về tình hình ở Afghanistan, các lãnh đạo NATO nhất trí duy trì tài trợ cho sân bay dân sự ở thủ đô Kabul sau khi sứ mệnh quân sự tại quốc gia này sẽ chấm dứt trong năm nay.

Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh NATO có đoạn: "Nhận thức được tầm quan trọng của sân bay này đối với sự hiện diện ngoại giao và quốc tế lâu dài, cũng như sự kết nối của Afghanistan với thế giới, NATO sẽ cung cấp tài trợ chuyển tiếp để đảm bảo hoạt động liên tục của sân bay quốc tế Hamid Karzai".

theo AFP