25/04/2024 lúc 13:24 (GMT+7)
Breaking News

HĐQT Đạm Phú Mỹ có “vô can” khi lợi nhuận liên tục lao dốc, nợ xấu khó đòi?

VNHN – Tiếp tục nhưng nghi vẫn về việc liên quan tới tâm chấn của đại án Oceanbank, Đạm Phú Mỹ những năm qua liên tục lao dốc về lợi nhuận khiến cổ đông bức xúc, cùng với đó là các khoản nợ xấu khó đòi. Liệu HĐQT có nằm ngoài trách nhiệm khiến Đạm Phú Mỹ đi vào tình trạng trên?

VNHN – Tiếp tục nhưng nghi vẫn về việc liên quan tới tâm chấn của đại án Oceanbank, Đạm Phú Mỹ những năm qua liên tục lao dốc về lợi nhuận khiến cổ đông bức xúc, cùng với đó là các khoản nợ xấu khó đòi. Liệu HĐQT có nằm ngoài trách nhiệm khiến Đạm Phú Mỹ đi vào tình trạng trên? 

Nghi vấn tâm chấn Oceanbank chưa dứt, các khoản nợ xấu khó đòi

Như Việt Nam Hội nhập đã phản ánh, Đạm Phú Mỹ gửi tại ngân hàng OceanBank số tiền 284,96 tỷ đồng và được xác định là chậm luân chuyển, chưa biết đến khi nào mới được tất khoán khi ngân hàng này đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Các cá nhân, để ra sai phạm trong vụ góp 800 tỷ của PVN vào Oceanbank đã và đang được xử lý theo các các quy định của pháp luật.

Mới đây nhất, ngày 08/01/2019, Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Vũ Thị Ngọc Lan, Phó TGĐ Tổng công ty Thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) về tội lạm dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản. Quá trình điều tra vụ án CSĐT xác định bị can Vũ Thị Ngọc Lan trong thời gian từ năm 2012 - 2014 đã có hành vi lạm dụng chức vụ là Phó TGĐ PVEP nhận tiền chi lãi ngoài (tiền chăm sóc khách hàng) từ OceanBank sau đó chiếm đoạt số tiền này. Đây là động thái tố tụng mới nhất trong quá trình điều tra mở rộng giai đoạn 2 đại án mang tên OceanBank.

Tuy nhiên trách nhiệm của HĐQT Đạm Phú Mỹ liên quan đến các khoản nợ xấu gần 1.000 tỷ đồng thì dường như chưa được làm rõ. Báo cáo tài chính hàng năm của Đạm Phú Mỹ có phản ánh một số khoản nợ xấu, bao gồm bảo lãnh cho các khoản vay, đầu tư vào Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), PVC Mekong, gửi vào OceanBank được đánh giá là rất khó thu hồi.

Các khoản nợ xấu được phản ánh trong báo cáo tài chính năm 2017

Báo cáo tài chính 2019 của Đạm Phú Mỹ nêu rõ khoản nợ khó đòi từ PVTEX

Đặc biệt, dư luận không khỏi ngỡ ngàng về Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ. Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, trong quá trình triển khai, PVTEX đã điều chỉnh tổng mức đầu tư vào dự án này, tăng thêm 34 triệu USD so với dự kiến ban đầu, lên 359 triệu USD (tương đương 7.000 tỷ đồng). Và thời gian thu hồi vốn dự án tăng lên 22 năm. Sau 2 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dự án này lỗ hơn 1.732 tỷ đồng. Khiến PVTEX mất toàn bộ vốn chủ sở hữu và gánh trên mình khoản nợ khoảng 6.000 tỷ đồng.

Do PVTEX chưa có khả năng trả nợ vay đến hạn nên Đạm Phú Mỹ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho PVTEX tương ứng với tỷ lệ góp vốn vào PVTEX là 100,96 tỷ đồng. Ngoài ra, Đạm Phú Mỹ đã trích lập dự phòng đối với khoản bảo lãnh và hạch toán lãi phát sinh từ hợp đồng bảo lãnh, và các khoản khác cho PVTEX là 13,62 tỷ đồng. Không những vậy số tiền 100 tỷ đồng đầu tư vào PVC Mekong và 562,7 tỷ đồng vào PVTEX đều không đạt hiệu quả, phải trích quỹ dự phòng 100% vốn góp.

Chi nhiều, cổ tức giảm, lợi nhuận lao dốc

Cùng với những nghi vấn lùm xùm với tâm chấn của đại án đó, lợi nhuận trong những năm qua liên tục lao dốc khiến cổ đông bức xúc và lợi tức ngày càng “teo tóp”. Trong báo cáo tài chính các năm gần đây phản ánh lượng đạm tiêu thụ tương ứng với số lượng sản xuất, nhưng các chi phí ngày một tăng cao, trong đó nhiều khoản khi lớn.

Nhiều khoản chi lớn được phản ánh trong báo cáo tài chính Quý I/2019

Năm 2015, với kết quả lợi nhuận vượt 46% kế hoạch, cổ đông Đạm Phú Mỹ đã đồng ý nâng mức chia cổ tức 2015 từ 25% lên 40%. Sang năm 2016, tỷ lệ cổ tức đạt con số khá cao 30% (tương ứng mức chi 1.174 tỷ đồng) nhưng cổ tức đi lùi. Sang năm 2017, cổ tức chỉ còn 20% nhưng đó chưa phải đợt giảm cuối cùng của cổ tức Đạm Phú Mỹ. Trong năm 2018, công ty lên kế hoạch chỉ chi trả cổ tức 10%, chỉ cao hơn lãi suất ngân hàng một chút. Năm 2019, giảm một nửa.

Lợi nhuận Quý I/2019 giảm 1 nửa so với cùng kỳ năm trước

Việc chi phí quản lý bán hàng giảm mạnh còn do Đạm Phú Mỹ thực hiện chủ động tiết giảm chi phí trên toàn hệ thống. Theo báo cáo hợp nhất, trong khi doanh thu đạt 1.596 tỷ đồng giảm 23,4% so với cùng kỳ, thì chi phí quản lý giảm 26,6%, chi phí bán hàng giảm 31%. Đáng chú ý là doanh thu hợp nhất giảm thấp hơn so với doanh thu công ty mẹ, tương ứng là giảm 23,4% so với 31,4%.

Theo báo cáo tài chính quý I năm 2019 của Đạm Phú Mỹ nếu rõ, do nhà máy trong thời gian bảo dưỡng nên trong quý I chi phí quản lý, bán hàng của Đạm Phú Mỹ giảm mạnh. Theo đó, tại công ty mẹ, chi phí quản lý giảm 31%, chi phí bán hàng giảm gần 36%, mức giảm sâu hơn so với mức giảm doanh thu 31,4%. Lợi nhuận công ty mẹ bằng 24% so với cùng kỳ 2018 thì lợi nhuận hợp nhất là 53,57 tỷ đồng đạt 30% cùng kỳ 2018.

Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận và doanh thu

Các chi phí tăng cao dẫn đến lợi nhuận giảm, cổ tức giảm, gây thiệt hại cho Nhà nước, cụ thể là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đang giữ 60% vốn điều lệ). Trong khi đó việc giảm cổ tức làm ảnh hưởng trực tiếp đến các cổ đông. Vậy HĐQT có thực sự nằm ngoài trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Đạm Phú Mỹ khiến công ty này “ghim” các khoản nợ khó đòi nhiều năm qua và lợi nhuận dốc?