19/04/2024 lúc 13:35 (GMT+7)
Breaking News

Hà Trung, Thanh Hóa: Trường Mầm non Hà Ngọc vượt khó vươn lên

VNHN - Là một xã thuần nông, điều kiện tự nhiên không có nhiều lợi thế thuận lợi để phát triển kinh tế như các xã khác nên đến nay xã Hà Ngọc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa vẫn đang cố gắng đạt chuẩn Nông thôn mới trong những năm tới. Vì khó khăn nên công sở xã vẫn phải làm việc ở ngôi nhà được xây dựng cách đây vài chục năm đang trong quá trình xuống cấp, nhiều đoàn thể, ban ngành làm chung một phòng nhưng những năm qua xã luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục. Nhìn chung 3 trường cơ bản đã đạt chuẩ

VNHN - Là một xã thuần nông, điều kiện tự nhiên không có nhiều lợi thế thuận lợi để phát triển kinh tế như các xã khác nên đến nay xã Hà Ngọc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa vẫn đang cố gắng đạt chuẩn Nông thôn mới trong những năm tới. Vì khó khăn nên công sở xã vẫn phải làm việc ở ngôi nhà được xây dựng cách đây vài chục năm đang trong quá trình xuống cấp, nhiều đoàn thể, ban ngành làm chung một phòng nhưng những năm qua xã luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục. Nhìn chung 3 trường cơ bản đã đạt chuẩn gồm: mầm non, tiểu học, trung học về cơ sở vật chất  cơ bản đảm bảo cho việc dạy học, chăm sóc nuôi  dạy trẻ.

 

Thực tế ở trường mầm non Hà Ngọc cho thấy để đảm bảo công tác phòng chống dịch covid 19 và chăm sóc các cháu học sinh được tốt trường đã thực hiện  tốt theo khuyến cáo của ngành y tế, hướng dẫn của phòng giáo dục về việc phòng chống dịch như: bố trí giáo viên đón trẻ trước cổng không để phụ huynh vào trường, kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn cho các cháu trước khi vào lớp, để hạn chế nguy cơ lây bệnh, học sinh cũng hạn chế dùng các đồ dùng chung…

Được biết, để đón các em học sinh mầm non trở lại trường học, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã được các trường học chú trọng thực hiện. Trước đó nhà trường tập trung làm công tác vệ sinh trường lớp, đồ dùng, đồ chơi…Cán bộ, giáo viên được nhắc nhở thường xuyên, tránh tình trạng chủ quan, lơ là với dịch bệnh. Tình trạng sức khỏe, thân nhiệt của học sinh được theo dõi thường xuyên dưới sự giám sát của cán bộ y tế và giáo viên chủ nhiệm... để đảm bảo an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy  cho các cháu.

Khuôn viên, trường lớp được vệ sinh sạch sẽ.

Vì đạt chuẩn đã lâu nên so với nhu cầu thực tế đổi mới giáo dục, các nhà trường vẫn còn thiếu nhiều hạng mục cần bổ sung để đáp ứng đủ các tiêu chí khi công nhận chuẩn lại. Đặc biệt, được sự quan tâm của các cấp, ban ngành từ nhiều nguồn kinh phí như trái phiếu Chính phủ, địa phương… năm 2009 trường mầm non được công nhận chẩn Quốc gia mức độ 1, đến năm 2016 công nhận lại đạt duy trì mức chuẩn, năm 2017 đạt kiểm định chất lượng mức độ 2. Trường mầm non Hà Ngọc có  diện tích 2.500m2, trường có 235 cháu, với 8 phòng học, thiếu các phòng chức năng như: hoạt động âm nhạc, bảo vệ, y tế, nhà vệ sinh giáo viên, phòng hiệu phó đang làm tạm. Hiện trường có 12 giáo viên biên chế trong đó có 2 giáo viên hợp đồng tỉnh, trường phải hợp đồng 4 nhân viên nấu ăn, trường đang thiếu 5 giáo viên. Hiện nhiều hạng mục trường đã xuống cấp tiếp tục cần đầu tư sữa chữa, nâng cấp, lớp học đông nhất có tới 36 cháu/ 1 lớp/ 1 giáo viên. Hiện nay, khu vệ sinh riêng của giáo viên vẫn chưa có.

Hàng năm được sự đồng ý chủ chương của xã, phê duyệt của phòng giáo dục, sự đồng thuận của phụ huynh học sinh nhà trường huy động kêu goi vận động tài trợ được khoảng trên 40 triệu đồng để tiếp tục bổ sung bàn ghế, giá góc, sân khấu, mái tôn…(có nhiều hạng mục phải kêu gọi trong 2 năm) mới làm xong.

Về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn thiếu thốn, đội ngũ giáo viên thiếu, mức ăn các cháu chỉ 13 nghìn đồng/trẻ/2 bữa nhưng các cô luôn bám trường, bám lớp tận tụy hết lòng với công việc, nhiều hôm 6-7 giờ tối đang còn ở trường, do đó kết quả chăm sóc nuôi dạy trẻ hàng năm tỉ lệ còi, suy dinh dưỡng giảm từ 2,5-3%, không có trẻ béo phì. Nhiều năm trường được giám đốc sở giáo dục và đào tạo tặng bằng khen, UBND huyện khen, mỗi năm có 2-3 giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; có sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, cấp tỉnh như cô Trịnh Thị Phương phó hiệu trưởng, hiệu trưởng đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, các hội thi đều có thành tích như: bé khỏe bé tài năng cấp huyện, có học sinh đi thi cấp tỉnh…

Cô Đào Thị Viễn, Hiệu trưởng Trường mầm non Hà Ngọc.

Trao đổi với chúng tôi lãnh đạo Ban giám hiệu nhà trường bộc bạch, tâm sự: Trường trước năm 1994 rất khó khăn các cháu đang học ở dưới thôn, mỗi thôn 1 lớp, sau năm 1994 được sự quan tâm của các cấp, ban ngành, chính quyền địa phương mới xây được khu trung tâm từ nhiều nguồn trong đó có trái phiếu Chính phủ, đến nay do nhu cầu học sinh ngày một tăng, thời gian năm tháng nên nhiều hạng mục xuống cấp, các phòng chức năng thiếu, giáo viên thiếu tới 5 cô nên nhà trường rất vất vả trong việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ.

Làm việc với phóng viên lãnh đạo UBND xã Hà Ngọc cho biết: Vì điều kiện kinh tế xã rất khó khăn nên các nguồn tài chính hàng năm dành cho nhà trường gần như hạn chế, nhưng theo lộ trình tới nếu xã xây xong công sở mới thì sẽ dành kinh phí để đầu tư trường THCS sau đó mới đến trường mầm non.

Ông Nguyễn Văn Bình người dân xã Hà Ngọc bộc bạch: “Chúng tôi biết xã khó khăn nhưng vẫn mong muốn đề nghị cấp trên tiếp tục quan tâm hỗ trợ xã để có nguồn kinh phí xây dựng công sở, cải tạo xây mới trường mầm non để con cháu chúng tôi đến trường đỡ vất vả”.

Qua bài viết này chúng tôi rất mong UBND tỉnh Thanh hóa, huyện Hà Trung có những chính sách kịp thời cho các xã còn nhiều khó khăn nói chung, Hà Ngọc nói riêng, nhất là hệ thồng các trường học đã đạt chuẩn hoặc chưa chuẩn được xây dựng đã lâu phát sinh nhiều bất cập cần tiếp tục được sự quan tâm đầu tư cải tạo, xây mới đáp ứng thực tế việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ.