28/03/2024 lúc 18:12 (GMT+7)
Breaking News

Hà Nội tập trung phát triển các mô hình kinh tế mới

Nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, thành phố Hà Nội sẽ phát triển một số mô hình kinh tế mới: Kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ… 

Nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, thành phố Hà Nội sẽ phát triển một số mô hình kinh tế mới: Kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ… 

Hà Nội hiện xếp thứ hai cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông; 100% sở, ban, ngành, địa phương được kết nối mạng WAN (mạng diện rộng); tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt hơn 98%, tỷ lệ dịch vụ công thực hiện trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt 100%... Để phát triển kinh tế số, thành phố cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và vận hành và quản lý dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước; xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, liên thông các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, nhà ở, bảo hiểm, y tế, giáo dục, doanh nghiệp... Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ thể chế, chính sách ứng dụng, phát triển khoa học - công nghệ; ưu tiên chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế. Phát triển một số ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số, kết nối 5G và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, để nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghệ mới như công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, sản xuất ô-tô, rô-bốt, thiết bị, phương tiện vận hành tự động, điều khiển từ xa, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin...

Lễ hội tại phố đi bộ quận Hoàn Kiếm.

Mô hình kinh tế ban đêm có nhiều tiềm năng phát triển trên địa bàn Thủ đô. Để phát triển kinh tế ban đêm, cần bổ sung quy hoạch và xem xét sớm thí điểm triển khai mô hình kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và nhân rộng ra các quận, huyện khác. Trước mắt, mở rộng không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm; triển khai thi công “cột mốc km số 0”, tập trung phát triển các dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, du lịch, vận chuyển, tài chính ngân hàng…; không giới hạn thời gian vào tất cả các ngày trong tuần. Các không gian đi bộ tổ chức từ tối thứ sáu đến tối chủ nhật hằng tuần. Các điểm di tích, di sản dự kiến mở cửa đến 22 giờ hằng ngày… đáp ứng nhu cầu của du khách…

Mô hình kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường. Để phát triển kinh tế tuần hoàn, cần ưu tiên phát triển các vùng, cụm nông nghiệp tập trung quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết “bốn nhà” theo chuỗi giá trị, mạng sản xuất hàng hóa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển làng nghề, các sản phẩm OCOP, biến những phụ phẩm trong nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Chuỗi giá trị ngành hàng nông sản phải được hình thành, thay cho chuỗi liên kết dễ bị tổn thương do xung đột lợi ích các bên tham gia và biến cố thị trường; Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ gien, công nghệ sinh học, công nghệ số trong sản xuất, quản lý sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản. Quan tâm tới xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, tuân thủ quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, kiểm định chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ huấn luyện, tập huấn, đào tạo cho nông dân xây dựng "chuỗi giá trị ngành hàng", "hệ sinh thái ngành hàng"; kêu gọi đầu tư các "Cụm liên kết công - nông nghiệp"; xây dựng "dữ liệu cung - cầu nông sản" minh bạch, tiến tới hình thành các "sàn giao dịch nông sản" dưới sự hỗ trợ của công nghệ số hóa.

Hà Nội đã có lịch sử phát triển kinh tế chia sẻ khá phong phú, nhất là dịch vụ nhà cho thuê và dịch vụ xe công nghệ. Tập trung phát triển mạnh một số ngành dịch vụ như: du lịch, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, logistics, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn pháp lý... Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, các dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, dịch vụ văn hóa, thể thao... Nâng cao tính chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế, khả năng cạnh tranh quốc tế của các dịch vụ…