23/04/2024 lúc 22:18 (GMT+7)
Breaking News

GS.TS.NGƯT Phạm Ngọc Hồ: Lắng đọng một hành trình

VNHN - Đi qua những khó khăn, thử thách, bằng niềm say mê đóng góp cho ngành môi trường nước nhà, ông đã có nhiều cốnghiến tâm huyết và đầy ý nghĩa, thiết thực. Ông là GS.TS.NGƯT Phạm Ngọc Hồ - nguyên Chủ nhiệm khoa Đia lý - Địa chất; Nguyên Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Môi trường; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường (CEMM) - trường ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội. Hiện nay, ông vẫn tiếp tục làm việc trên cương vị Viện trưởngViện Tự động hóa và Môi trường thuộc Liên hiệp các

VNHN - Đi qua những khó khăn, thử thách, bằng niềm say mê đóng góp cho ngành môi trường nước nhà, ông đã có nhiều cống hiến  tâm huyết và đầy ý nghĩa, thiết thực. Ông là  GS.TS.NGƯT Phạm Ngọc Hồ - nguyên Chủ nhiệm khoa Địa lý - Địa chất; Nguyên Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Môi trường; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường (CEMM) - trường ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội. Hiện nay, ông vẫn tiếp tục làm việc trên cương vị Viện trưởngViện Tự động hóa và Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội KH & KT Việt Nam.

GS.TS.NGƯT Phạm Ngọc Hồ sinh ngày 20/08/1944, tại Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, trong một gia đình có truyền thống Nho học. Đi qua những năm tháng gian khó ngày thơ bé, ông luôn nỗ lực phấn đấu trong học tập những mong thành công trong sự nghiệp sau này. Năm 1963, sau khi tốt nghiệp trường phổ thông cấp 3 Hùng Vương, Phú Thọ, GS.TS Phạm Ngọc Hồ được cử đi đào tạo tại trường ĐH Tổng hợp Moskva (Liên Xô), đây cũng chính là nơi đưa ông đến với con đường nghiên cứu chuyên ngành Vật lí khí quyển. Những năm tháng học tập ở nước bạn xa xôi, ông không ngừng trau dồi, tích lũy tri thức cho chặng đường sau này. Hoàn thành Luận văn được Hội đồng đánh giá loại xuất sắc nơi đây, đầu năm 1969, ông quyết định trở về nước làm việc và nghiên cứu với mong muốn áp dụng những kinh nghiệm tích lũy xây dựng và phát triển khoa học nước nhà. Ngay khi trở về, ông được phân công trọng trách giảng dạy 2 môn : Lý thuyết hàm biến số phức và Vật lý đại cương cũng như chuyên đề Vật lý Khí quyển cho ngành Vật lý Địa cầu tại khoa Vật lý, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH KHTN Hà Nội). Từ năm 1975 – 1995, GS.TS Phạm Ngọc Hồ được phân công đảm nhiệm vị trí cán bộ giảng dạy tại khoa Địa lý – Địa chất và trực tiếp tham gia giảng dạy 3 môn : Thủy động lực học, Vật lý Khí quyển đại cương và Chuyển động rối của Khí quyển cho sinh viên ngành Khí tượng - Thủy văn. Cuối năm 1995, khi ĐH Quốc gia được thành lập, ông đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng và được BCN Khoa Địa chất – Địa lý, Lãnh đạo trường phê duyệt chia tách thành 4 Khoa (Địa lý, Địa chất, Khí tượng - Thủy văn và Môi trường) để phù hợp hơn với công tác giảng dạy cũng như học tập của thầy và trò trong trường. Với sự ủng hộ và tín nhiệm của đồng nghiệp, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Môi trường (Trường ĐH KHTN thuộc ĐH QG Hà Nội) – khoa đầu tiên đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực môi trường ở Việt Nam.

GS.TS.NGƯT Phạm Ngọc Hồ

Bên cạnh công tác giảng dạy chuyên môn, với sự nghiệp NCKH, GS.TS Phạm Ngọc Hồ cũng luôn dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học với chủ trì gần 100 đề tài, công trình nghiên cứu phục vụ cho chuyên ngành Vật lý Khí quyển và Môi trường thuộc các cấp khác nhau (cấp cơ sở, ĐHQG, tỉnh, thành, Bộ, cấp NN và hợp tác quốc tế). Những đề tài do ông chủ trì có ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn cao, được HĐKH nghiệm thu các cấp đánh giá từ khá đến xuất sắc. Tiêu biểu trong đó phải kể đến một số công trình như : “Mô hình dự báo trường mô đun tốc độ gió và nhiệt độ tầng khí quyển tự do; Mô hình tính toán đặc trưng cấu trúc của tầng Ozon khí quyển theo sự suy giảm của cường độ phổ bức xạ Mặt trời; Chỉ số chất lượng nước tổng cộng có trọng số và chuẩn hóa về một tham số; Đặc điểm tài nguyên và môi trường trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ giữ vững chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; Nghiên cứu và đánh giá tổng thể ảnh hưởng sức khỏe và thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí đô thị gây ra thuộc dự án Bảo vệ môi trường; Kiểm kê các chất ô nhiễm không khí phát thải từ nguồn dân sinh ở Tp Hà Nội và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (thuộc chương trình KC - 09)…Đặc biệt, ông là người đầu tiên ở nước ta bảo vệ thành công Luận án Phó TS Toán Lý trong lĩnh vực Vật lý khí quyển theo chế độ đặc cách (không có người hướng dẫn) với đề tài : “Những đặc trưng của chuyển động rối trong tầng đối lưu” năm 1984 và được HĐ chấm luận án NN đánh giá loại xuất sắc.

   Cùng với đó, GS.TS Phạm Ngọc Hồ cũng là tác giả, chủ biên và đồng chủ biên của hơn 20 cuốn sách và giáo trình phục vụ cho chuyên ngành Vật lý Khí quyển và Môi trường làm tài liệu tham khảo cho các trường ĐH, CĐ trên phạm vi cả nước. Trong số đó, có thể kể đến một vài cuốn sách tiêu biểu như : giáo trình “Vật lý khí quyển Đại cương; Thủy Động lực học; Cơ sở Khí tượng học; Động lực học môi trường lớp biên khí quyển hay gần nhất là các cuốn giáo trình “Cơ sở môi trường không khí và nước; Hướng dẫn đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước và đất bằng chỉ số đơn lẻ và chỉ số tổng hợp; giáo trình “Toán ứng dụng trong môi trường”. Những giáo trình và sách trên đã góp phần cung cấp các kiến thức nền tảng cũng như chuyên sâu, ứng dụng vào trong thực tiễn cho các ngành Khí tượng, Thủy văn và Môi trường làm tài liệu tham khảo cho nhiều trường ĐH, CĐ, các Viện nghiên cứu trong cả nước.

  Với vai trò một nhà quản lý nhiệt thành, GS.TS Phạm Ngọc Hồ khi giữ cương vị Chủ nhiệm Khoa Môi trường, ông đã cùng ban lãnh đạo khoa tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, khung chương trình đào tạo cho bậc ĐH, Cao học và NCS Tiến sỹ, đóng góp tâm sức đưa trường ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội là ngọn cờ đầu, tiến tới đạt trình độ chuẩn quốc tế trong lĩnh vực đào tạo ngành khoa học và công nghệ môi trường cả nước. Đồng thời, là Giám đốc Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu môi trường (nay là Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và mô hình hóa Môi trường) thuộc trường ĐH KHTN (ĐHQG Hà Nội). Với mục tiêu phát triển “Các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực môi trường”, Trung tâm đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc định hướng nghiên cứu, triển khai các dự án, đề tài trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực quan trắc và mô hình hóa môi trường phục vụ cho công tác kiểm soát, quản lý, đánh giá hiện trạng cũng như tác động, quy hoạch và dự báo ô nhiễm môi trường; điều tra, khảo sát và thiết kế các trạm, hệ thống mạng lưới điểm quan trắc; phân tích và xử lý số liệu, ứng dụng kỹ thuật viễn thám và GIS trong việc phân vùng chất lượng môi trường. Từ tháng 9/2012, GS.TS Phạm Ngọc Hồ chuyển sang giữ chức vụ Viện trưởng Viện Tự động hóa và Môi trường (IEA) thuộc Liên hiệp các Hội KH & KT Việt Nam. Mặc dù Viện mới được thành lập, với trách nghiệm là Viện trưởng, GS.TS Phạm Ngọc Hồ đã liên kết với một số Trung tâm, trường Đại học và Viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài để xây dựng các đề tài/dự án về khoa học và công nghệ môi trường. Trong đó, nhiệm vụ Nghị định thư cấp Nhà nước Việt Nam – CHLB Đức được thực hiện từ năm 2015-2018 với tiêu đề “Quản lý khai thác Tài nguyên Khoáng sản Tỉnh Hòa Bình – một Đóng góp cho Phát triển Bền vững tại Việt Nam (MAREX)” do GS.TS Phạm Ngọc Hồ làm chủ nhiệm dự án phía Việt Nam. Dự án được nghiệm thu năm 2018. Đặc biệt trong thời gian công tác tại Viện, GS.TS Phạm Ngọc Hồ đã tiến hành nghiên cứu cải tiến các chỉ số đánh giá chất lượng môi trường tổng cộng của chính tác giả trước đó và đề xuất chỉ số môi trường tương đối (REI) – một phương pháp mới để đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước và đất, đã được công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc hệ thống Scopus và ISI gần đây nhất. Ngoài ra, chỉ số REI đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế số 4066/QĐ-SHTT ngày 13/01/2020.

  Luôn dành nhiều tâm huyết cho công tác đào tạo thế hệ trẻ kế cận, GS.TS Phạm Ngọc Hồ đã và đang hướng dẫn nhiều học trò thực hiện thành công Luận án TS, Luận văn ThS, và hàng trăm sinh viên hoàn thành khóa luận tốt nghiệp về lĩnh vực Môi trường và Vật lý khí quyển. Trong số đó, nhiều người đã đạt giải thưởng về sáng tạo khoa học – công nghệ Vifotec cấp quốc gia ngay khi là những sinh viên năm 2, năm 3. Đặc biệt, trong số các sinh viên được ông giới thiệu theo học Cao học tại Đài Loan, Vương quốc Bỉ trong chương trình hợp tác giữa CEMM và trường ĐH Đại Diệp, ĐH Tự do Vương quốc Bỉ có rất nhiều người đã về nước công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nước nhà. Với những đóng góp, cống hiến đáng trân trọng xuyên suốt hành trình sự nghiệp vẻ vang đã qua, GS.TS Phạm Ngọc Hồ đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ban ngành trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý như: Danh hiệu NGƯT, nhiều Bằng khen, Huân, Huy chương cao quý do Đảng, Nhà nước, Bộ GD & ĐT trao tặng.