28/03/2024 lúc 16:44 (GMT+7)
Breaking News

GS.TSKH Phùng Đắc Cam: Đường đi và đích đến

VNHN - Cơ duyên cho tôi có dịp thực hiện bài viết về ông, một nhà khoa học tâm huyết, nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Nhìn lại chặng đường cống hiến đáng tự hào đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học vinh quang cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Ông chính là GS.TSKH Phùng Đắc Cam - Thành viên Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Y (2009 - 2019); Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo

VNHN - Cơ duyên cho tôi có dịp thực hiện bài viết về ông, một nhà khoa học tâm huyết, nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Nhìn lại chặng đường cống hiến đáng tự hào  đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học vinh quang cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Ông chính là GS.TSKH Phùng Đắc Cam - Thành viên Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Y (2009 - 2019); Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư cơ sở trường Đại học Y tế Công cộng; Ủy viên Hội đồng Chức danh Giáo sư Cơ sở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương; Ủy viên Hội đồng Chức danh Giáo sư cơ sở trường Đại học Y, Hải Phòng; Ủy viên Ban Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học, Bộ Y tế; Chuyên gia của Trung tâm Phòng chống Bệnh tật Châu Âu; Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa Y Dược, Trường ĐH Thành Đông, Hải Dương.

GS.TSKH Phùng Đắc Cam sinh năm 1943 trong một gia đình nông dân nghèo tại quê hương Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - miền đất giàu truyền thống cách mạng, lịch sử và hiếu học của cả nước. Vượt qua những khó khăn, thử thách của hoàn cảnh ngày thơ bé, ngay từ nhỏ, ông đã sớm nuôi dưỡng cho mình một ý chí, nghị lực và khát vọng phấn đấu không ngừng nghỉ những mong thành công trong sự nghiệp sau này. Dành một niềm đam mê đặc biệt với y khoa, năm 1962, tốt nghiệp phổ thông, ông dự thi và đỗ vào trường Đại học Y khoa Hà Nội. Năm tháng trên ghế giảng đường, ông miệt mài, say mê nỗ lực học tập nghiên cứu và là một trong những sinh viên xuất sắc của trường với 6 năm liên tục đạt điểm giỏi. Và cũng từ đây, mơ ước trở thành một chuyên gia về lĩnh vực vi sinh vật dần hiện hữu trong tâm khảm chàng sinh viên nhiệt huyết ấy. Nhưng khi đó, là những năm tháng chiến tranh, bom đạn Mỹ tàn phá quê hương, đất nước, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ông xếp bút nghiên và lên đường ra chiến trận, góp sức mình trong công tác điều trị, khám chữa bệnh cho thương bệnh binh chiến trường tại chiến trường Đông Nam Bộ, Ban Dân Y thuộc Trung ương Cục Miền Nam. Chính những năm tháng gian khổ này đã giúp ông rèn luyện, bồi dưỡng và tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho hành trình vinh quang phía trước.

GS.TSKH Phùng Đắc Cam

Sau khi đất nước được thống nhất, năm 1976, GS. TSKH Phùng Đắc Cam trở về miền Bắc và công tác tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương. Những năm 1980, 1981, ông là thực tập sinh tại Viện Vi trùng học, Stockholm, Thụy Điển. Đến năm 1989 - 1991, ông tiếp tục làm nghiên cứu sinhtiến sĩ tại Viện đại họcKarolinska, Thụy Điển – Viện trao giải Nobel y học hàng năm, một cái nôi khoa học nuôi dưỡng những trí thức của thời đại trên khắp thế giới. Miệt mài cống hiến, làm việc suốt gần 2 năm tại Bệnh viện Huddinge, ngày 18/11/1991, ông bảo vệ thành công Luận án tiến sỹ khoa học. Với tâm huyết mang những tri thức tích lũy, trau dồi về phục vụ quê hương, đất nước, ông trở về và tiếp tục làm việc tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong điều kiện thiếu thốn, hạn chế về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Vượt lên hoàn cảnh, trên hết là niềm đam mê khoa học, khát vọng cống hiến không ngừng nghỉ và được sự giúp đỡ, cưu mang của người thầy là GS TSKH Đặng Đức Trạch,  GS.TSKH Phùng Đắc Cam vẫn miệt mài, say mê tham gia và là tác giả, đồng tác giả của hơn 70 công trình khoa học đã được công bố trên các Tạp chí Khoa học uy tín ở châu Âu và Mỹ. Tiêu biểu trong đó, phải kể đến công trình xác định căn nguyên bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổitại xã Mễ Trì, Hà Nội với sự hợp tác của BS. Peter Echeverria thuộc Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quân y Mỹ AFRIMS, Bangkok (1993- 1995); Nghiên cứu tỷ lệ người lành mang Salmonella typhi và điều trị khi phát hiện được căn nguyên ở vùng bệnh lưu hành tại Tiền Giang với bác sỹ Eric Mintz, Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa kỳ (CDC), Atlanta, kết quả đã được trình bày tại Hội nghị Vi sinh toàn nước Mỹ 5/2003; Đồng thời cùng với bác sỹ Eric Mintz, đánh giá các kit chẩn đoán nhanh bệnh thương hàn, kết quả đã công bố trong Hội nghị; Chương trình nghiên cứu “Một số khía cạnh vệ sinh về nước sinh hoạt và nước thải dùng lại ở Việt Nam” (2001 – 2004) hợp tác cùng với giáo sư Anders Dalgaard, trường đại học Copenhagen, Đan mạch do DANIDA tài trợ, kết quả đã đào tạo hai tiến sỹ và 4 thạc sỹ bảo vệ tại đại học Copenhagen và rất nhiều công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế ; Chương trình Nhà nước về “Nghiên cứu một số bệnh dịch mới phát sinh, dự báo và các biện pháp phòng chống” với sự phối hợp của BV Xanh - Pôn, Trung tâm Y tế Huyện Thanh Trì; Chương trình PAPUSSA- sản xuất trong các hệ thống nuôi thủy sản vùng ven đô ở Đông Nam Á với sự phối hợp của Đại học Stirling, Scotland, Anh Quốc, Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nuôi trồng Thủy sản 1, Từ Sơn, Bắc Ninh; Đại học Thủy Sản, Thái Lan;  Chương trình HIV truyền từ mẹsang con với GS. Francesca Chiodi, MTC, Karolinska, Thụy Điển, kết quả đào tạo được ba tiến sỹ bảo vệ tại Karolinska và nhiều bài báo quốc tế;  Chương trình hợp tác với giáo sư Marta Granstrom và tiến sỹ Michael Sorberg, Viện Đại học Karolinska và huyết thanh dịch tễ học và điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em và người lớn Việt nam doHelicobacter pylorigây ra, được SIDA, Thuỵ điển tài trợ, kết quả đã đào tạo được ba tiến sỹ bảo vệ tại Karolinska, nhiều bài báo quốc tế và công thức điều trị hiệu quả;Chương trình nghiên cứu về vai trò gây bệnh tiêu chảy kéo dài của Cyclospora cayetenensis với giáo sư Michel Miegeville, đại học Nantes, cộng hoà Phápvà bác sỹ Linda Hoang, Trung tâm phòng chống bệnh tật (CDC) British Columbia, Canada, kết quả 3 cán bộ kỹ thuật được đào tạo tại Pháp và Canada, nhiều công bố quốc tế chung và ông là người đầu tiên tìm ra vai trò gây bệnh tiêu chảy kéo dài  ở người tại Việt nam của Cyclospora cayetenensis; Chương trình dùng phân ủ đúng kỹ thuật ứng dụng cho nông nghiệp; Chương trìnhhệ thống PulseNet Việt Nam phối hợp với bác sỹ Kai Man Kam, trung tâm y tế cộng đồng Hong kong và giáo sư Watanabe, Viện truyền nhiễm quốc gia Nhật bản (NIID) trong hệ thống 14 nước thuộc vùng châu Á – Thái Bình Dương; Chương trình nghiên cứu về nồng độ nitrat trong nước giếng làng có liên quan đến các nhiễm trùng đường ruột với sự hợp tác cùng tiến sỹ Naresh Verma, Khoa Sinh học Phân tử Đại học quốc gia  Úc,; Công trình nghiên cứu nhiễm trùng bệnh viện tại Khoa chạy thận nhân tạo (2002)…cùng nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng khác.

Hiện nay, trên cương vị là Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa Y Dược trường ĐH Thành Đông, GS.TSKH Phùng Đắc Cam vẫn tiếp tục cống hiến tâm sức cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học của đất nước.

Mặc dù rất bận rộn, GS.TSKH Phùng Đắc Cam vẫn luôn dành nhiều tâm huyết, trí lực say mê tham gia nghiên cứu khoa học. Cho đến nay, ông đã đặt chân tới nhiều vùng đất khác nhau để nghiên cứu và tìm ra nguồn gốc cũng như phương pháp điều trị những chứng bệnh phổ biến tại Việt Nam. Song song với những công trình khoa học quan trọng, ý nghĩa, GS.TS Phùng Đắc Cam còn là tác giả của hàng trăm bài báo khoa học đăng trên các tạp chí Y học uy tín trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, nhắc đến ông là nhắc đến nhiều cuốn sách tiêu biểu như: Bệnh tiêu chảy; Helicobacter pylori; Vibrio cholera và bệnh dịch tả. Ghi nhận những đóng góp, cống hiến không ngừng nghỉ cho khoa học của ông, GS.Cam đã được các tổ chức y tế quốc tế tín nhiệm mời đến nhiều nơi để tham gia thuyết trình khoa học như: Hội nghị Du lịch Y học Thế giới ở Canada (2001); Chủ tịch Cuộc họp về Helicobacter pylori ở Kobe, Nhật Bản (2004); thuyết trình tại Đại học Nagasaki, Nhật Bản, Đại học Ruyku, Okinawa (2002); tại Hội nghị về Helicobacter pylori, Auhus, Đan Mạch; tại các Hội nghị về PULSENET ở Hồng Kông, Nhật Bản, Nam Kinh, Trung Quốc, tại Viện Sức khỏe Hoa Kỳ, Washington D.C. về giám sát bệnh dịch hạch ở Việt Nam; tại Đại học quốc gia Canberra, Australia (2004); Đại học Dương Minh, Đài Loan và Trung tâm Phòng chống Bệnh tật (CDC) Đài Loan. Đặc biệt, GS.TSKHPhùng Đắc Cam đã dành nhiều tâm sức đưa về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhiều kỹ thuật sinh học phân tử từ sớm, như ELISA (1981), PCR (1993) và PFGE (điện di trường xung, năm 2002). Trong sự nghiệp đào tạo, truyền thụ kiến thức cho đội ngũ thế hệ cán bộ trẻ kế cận, đến nay, GS.TSKH Phùng Đắc Cam đã trực tiếp hướng dẫn 10 ThS trong nước; 8 ThS ở Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển, Đài Loan, Thái Lan; 12 TS trong nước, 12 TS ở Đan Mạch, Thụy Điển, Úc, Pháp, Thụy Sỹ…Hiện nay, nhiều học trò ông đào tạo đã và đang đảm nhiệm những vai trò, vị trí quan trọng tại nhiều Bệnh viện, Viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế  và tham gia đóng góp cho sự phát triển của nền y học nước nhà.

Với những đóng góp, cống hiến đáng trân trọng xuyên suốt chặng đường sự nghiệp vẻ vang đã qua, GS.TSKH Phùng Đắc Cam đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, Ban ngành trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý như: Huân chương Chống Mỹ Cứu nước hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Huy chương Vì Sức khỏe Nhân dân; Huy chương Vì Sự nghiệp Khoa học Công nghệ; Giải thưởng Khoa học Công nghệ VIOTEC về sản xuất vaccine Tả ở Việt Nam, Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú…cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen ý nghĩa khác.