25/04/2024 lúc 09:11 (GMT+7)
Breaking News

Giải pháp để đưa kinh tế số đến gần hơn với người dân

VNHN - Với dân số gần 100 triệu người , Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực. Ngành kinh tế từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục và y tế.

VNHN - Với dân số gần 100 triệu người , Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực. Ngành kinh tế từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục và y tế.

Trong 10 năm qua, kinh tế số ở Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Năm 2007 số người sử dụng internet ở Việt Nam là 17,7 triệu người thì đến năm 2017 thì số người này đã tăng lên mức 64 triệu người ( sấp xỉ 67% dân số). Việt Nam hiện nay xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng internet đông nhất trên thế giới. Trong hệ sinh thái số, có 3 thị trường nổi bật đó là viễn thông, công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam đã phát triển vượt bậc và đạt mức doanh thu 6,1 tỉ đô la Mỹ, góp phần tạo ra hơn 851 nghìn việc làm cho xã hội. Thương mại điện tử cũng tăng trưởng về doanh thu và quy mô thị trường hiện nay đang ở mức 5,2 tỉ đô la Mỹ. 

Ảnh minh họa

Nghiên cứu của Google cho biết, kinh tế số ở Việt Nam đạt khoảng 3 tỉ đô la Mỹ vào năm 2015, tăng lên 9 tỉ đô la Mỹ năm 2018, và dự đoán đạt 30 tỉ đô la Mỹ vào 2025. GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỉ đô la Mỹ trong vòng 20 năm. Tăng năng suất lao động lên từ 30-40% nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công. Chuyển đổi số Digital transformation là việc tích hợp công nghệ và kĩ thuật số vào từng ngóc ngách trong hoạt động kinh doanh. Với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tạo được lợi thế cạnh tranh.

Tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước vào quý 1 năm 2019 của ngành thông tin và truyền thông, bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Một trong những việc quan trọng nhất cần phải làm được trong t8 năm 2019 phải tuyên bố được chiến lược chuyển đổi số quốc gia Việt Nam. Các nhóm mục tiêu lớn đến 2030 được đưa ra trong dự thảo đề án chuyển đổi số quốc gia gồm có nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế số trung bình là 20%/năm, năng suất tăng trưởng hàng năm từ 7-10%/ năm và đưa Việt Nam vào top 20 thế giới và top 3 ASEAN về chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Chính phủ minh bạch và hiệu quả với mục tiêu có tên trong top 50 thế giới về xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của liên hợp quốc. Bên cạnh đó về xã hội, mục tiêu dự thảo đề án đặt ra đến 2030 phấn đấu 100% người dùng di động có thể sử dụng dịch vụ thanh toán di động mobie payment. 100% người dân có internet băng rộng và điện thoại thông minh".

Ảnh bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước vào quý 1 năm 2019 của ngành thông tin và truyền thông ( Ảnh gốc: mic.gov.vn)

Kinh tế số xuất phát điểm từ người làm công nghệ thông tin từ phần cứng phần mềm được ứng dụng vào kinh tế. Gần đây thương mại điện tử phát triển , chính phủ điện tử phát triển rất nhiều quốc gia trên t giới , số hóa , công nghệ số len lỏi vào tất cả những lĩnh vực hoạt động xã hội. Giữa các nền kinh tế lớn, kinh tế Việt Nam vẫn đạt nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,76%. Tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2018 (7,05%) nhưng vẫn là mức cao so với cùng kỳ giai đoạn 2011 - 2017.

Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2019 tập trung vào chủ đề “Việt Nam trước ngưỡng cửa nền kinh tế số”. Xu hướng số hóa nền kinh tế và các hoạt động xã hội, là nền tảng cho phép Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ, đang diễn tiến sâu sắc ở nhiều nước phát triển và diễn ra với tốc độ nhanh ở các nước đang phát triển. Điều này đặt ra những thách thức mới trước khả năng phá vỡ cấu trúc ngành và thị trường, cùng sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị toàn cầu. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó, nhưng sự chuẩn bị còn thiếu đầy đủ. Báo cáo năm nay, bên cạnh việc phân tích, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, đi sâu đánh giá và nhận định tương lai cho nền kinh tế số Việt Nam, đã chỉ ra cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp và xã hội Việt Nam trước bối cảnh mới.

Ảnh minh họa

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng “Với dân số trẻ và đầy sức sống, mức đầu tư cao và vị trí nằm tại trung tâm của các quốc gia tăng trưởng cao châu Á, Việt Nam có cơ hội phát triển vượt bậc nhờ các công cụ số mới và sẵn có nếu quá trình chuyển đổi này được quản lý tốt”. Báo cáo cũng chỉ rõ, Chính phủ cần tập trung ưu tiên đầu tư để tiến tới tương lai nền kinh tế số, trong đó, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới công nghệ thông tin và năng lượng, phát triển hơn nữa năng lực an ninh mạng và quản trị dữ liệu vững mạnh, nâng cao năng lực số và kỹ năng số cho lực lượng lao động, triển khai Chính phủ số và dữ liệu mở, khuyến khích ứng dụng lớn trong thống kê kinh tế nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong thời gian ngắn hạn, Chính phủ nếu muốn phát triển kinh tế số thì cần tiếp tục kiểm soát chặt chi thường xuyên, minh bạch và tránh lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư công. Đối với lĩnh vực phân bổ ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật cần được xây dựng theo hướng đánh giá kết quả đầu ra và hiệu quả cuối cùng của chi tiêu công chứ không chỉ tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát đầu vào và kiểm soát quy trình, thủ tục.