18/04/2024 lúc 12:36 (GMT+7)
Breaking News

Gia Lai: Giải ngân vốn đầu tư công đang bước vào chặng nước rút của năm 2021

Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ vốn cho các bộ, ngành, địa phương, 6 nhiệm vụ quy hoạch mới được Thủ tướng phê duyệt ; Dự kiến thời hạn thanh toán vốn đầu tư công sẽ được thực hiện đến ngày 31/1/2022. Trong thời gian còn lại của năm 2021, hoạt động đầu tư công đang bước vào chặng nước rút để chốt khối lượng thực hiện nhằm phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất.

Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ vốn cho các bộ, ngành, địa phương, 6 nhiệm vụ quy hoạch mới được Thủ tướng phê duyệt; Dự kiến thời hạn thanh toán vốn đầu tư công sẽ được thực hiện đến ngày 31/1/2022. Trong thời gian còn lại của năm 2021, hoạt động đầu tư công đang bước vào chặng nước rút để chốt khối lượng thực hiện nhằm phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất.

Một trong số đơn vị đang dẫn đầu về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay là Chư Păh. Trong năm 2021, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện được giao thực hiện 26 công trình với 46,719 tỷ đồng. “Trong tháng 10, các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện đã hoàn tất, giải ngân đạt 100% KHV. Đối với công trình đường giao thông với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng, vừa được tỉnh giao vốn đợt 3 là 45 tỷ đồng. Đến nay, công trình đã lựa chọn xong nhà thầu tư vấn thiết kế và đang thực hiện các bước tiếp theo”. Tương tự, huyện Chư Pưh cũng có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao. “Năm 2021, huyện triển khai 28 dự án với vốn giao đầu năm là 33,669 tỷ đồng. Đến nay, đã giải ngân đạt 83% KHV. Dự kiến đến ngày 31/12, giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% KHV”.

Trong thời gian còn lại của năm 2021, hoạt động đầu tư công đang bước vào chặng nước rút để chốt khối lượng thực hiện.

Theo báo cáo năm 2021, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh được giao là 3.573 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/11, khối lượng thực hiện được 1.641 tỷ đồng; đã giải ngân qua hệ thống Kho bạc Nhà nước được 1.982 tỷ đồng, đạt 55,52% kế hoạch vốn (KHV). Trong đó, vốn giao từ đầu năm khối lượng thực hiện được 1.521 tỷ đồng, giải ngân 1.738 tỷ đồng, đạt 69,58% KHV, gồm: vốn ngân sách tỉnh 70,2%, vốn ngân sách trung ương 77,5%, vốn ODA gần 40%, vốn kéo dài năm 2020 sang năm 2021 đạt 71,5%.

Liên quan đến các dự án khởi công mới trong năm 2021, vốn ngân sách địa phương giao đợt 3 cho 31 dự án với số vốn 812,156 tỷ đồng. Đến ngày 30/11, khối lượng thực hiện đạt 9,36% KHV, giải ngân đạt 26,89% KHV. Đối với vốn ngân sách trung ương giao đợt 3 là 263 tỷ đồng, đến ngày 30/11, khối lượng thực hiện đạt 9,84%KHV, đã giải ngân đạt 10,61% KHV. Thông tin về tiến độ triển khai các dự án khởi công mới được giao vốn đợt 3 cho thấy, 22 dự án đã lựa chọn, ứng vốn cho đơn vị thi công; 9 dự án đã được phê duyệt kế hoạch và đang lựa chọn nhà thầu; 4 dự án đang lập thiết kế, dự toán. Một số dự án còn lại đang triển khai gặp khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư.

Gia Lai, năm 2021, kế hoạch vốn đầu tư công Thủ tướng Chính phủ giao là 3.101,937 tỷ đồng; kế hoạch vốn đầu tư công tỉnh giao là 3.573,452 tỷ đồng, gồm: vốn đầu tư công tỉnh giao đầu năm 2021 là 2.558,261 tỷ đồng với vốn NSĐP 1.356,604 tỷ đồng và vốn NSTW 861,527 tỷ đồng, vốn đầu tư công giao trong năm 2021 (các dự án mới khởi công) là 1.015,191 tỷ đồng với vốn NSĐP là 752,191 tỷ đồng và 263 tỷ đồng vốn NSTW. Tính đến ngày 22-11-2021, khối lượng thực hiện là 1.475,269/2.498,269 tỷ đồng, đạt 59,05%; giải ngân 1.710,29/2.498,296 tỷ đồng, đạt 68,46% kế hoạch vốn giao. Theo đó, khối lượng vốn NSĐP đã thực hiện là 852,496/1.303,339 tỷ đồng, đạt 65,41% kế hoạch vốn giao, giải ngân 882,711/1.303,339 tỷ đồng, đạt 67,73% kế hoạch giao. Về khối lượng vốn NSTW đã thực hiện là 381,564/861,527 tỷ đồng, đạt 44,29% kế hoạch vốn giao, giải ngân 590,183/816,527 tỷ đồng, đạt 68,5% kế hoạch.

Theo đánh giá từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tiến độ thi công của nhiều dự án, cộng thêm giá cả vật liệu xây dựng biến động mạnh làm tăng chi phí. Một số dự án gặp khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng như: đường liên huyện Chư Sê - Chư Pưh - Chư Prông, đường nội thị thị xã Ayun Pa. Một yếu tố khác là năng lực quản lý dự án của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng hồ sơ liên quan đến dự án từ khi lập chủ trương đầu tư đến khi đấu thầu chất lượng kém làm mất nhiều thời gian.

Với tinh thần phấn đấu đẩy mạnh giải ngân vốn đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Trên cơ sở đánh giá chi tiết về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, Sở đã đề ra các nhóm giải pháp trong thời gian tới. Theo đó, Sở chủ động phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành chuyên môn kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình thực hiện các dự án. Kịp thời báo cáo và đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Đối với công tác giải phóng mặt bằng, các chủ đầu tư, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ. Cùng với đó, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án kiện toàn năng lực quản lý theo hướng chuyên môn hóa, giảm kiêm nhiệm, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng công trình dự án”. Theo đó, các sở, ban, ngành và chủ đầu tư tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi cơ chế chính sách, thủ tục hành chính về đầu tư công, quản lý cấp phép khai thác đối với nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho các dự án đầu tư công... Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Thường trực HĐND tỉnh cho phép kéo dài số vốn các dự án khởi công mới năm 2021 giao đợt 3 được tiếp tục thực hiện và giải ngân trong năm 2022.