19/04/2024 lúc 09:50 (GMT+7)
Breaking News

Dự thảo Nghị định Bộ luật Lao động: Một số điểm mới so với quy định hiện hành

VNHN - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.

VNHN - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.

Ảnh minh họa   

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị định 45/2013/NĐ-CP đã có một số khó khăn và vướng mắc như: Chưa rõ cụm từ làm việc theo ca, ca liên tục; cách tính thời điểm và thời gian giảm giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu; còn có cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng quy định về việc nghỉ sau nhiều ngày làm thêm, tính số ngày phép nếu ngày làm việc không đủ tháng… Một số tồn tại trên xuất phát từ các quy định trong Bộ luật Lao động 2012 (như quy định về giảm thời gian làm việc năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, nghỉ sau nhiều ngày làm thêm liên tục…)

Từ thực tế trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Trong dự thảo đã bỏ quy định "Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu" để phù hợp với quy định mới tại khoản 2, điều 148 của Bộ luật Lao động. Đồng thời, bổ sung quy định "Đối với trường hợp làm việc không trọn ngày quy định tại điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày".

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất quy định cách tính cho các trường hợp áp dụng quy định làm việc không trọn ngày, trọn tuần hoặc ngày làm việc dưới 8 giờ, tuần làm việc dưới 48 giờ.

Theo đó, nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 8 giờ trong ngày, thì số giờ làm thêm vẫn phải trả lương làm thêm nhưng không tính cộng vào tổng số giờ làm thêm trong ngày, trong tháng, trong năm.

Nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm từ trên 8 giờ đến 12 giờ trong ngày, thì số giờ vượt quá 8 giờ này phải trả lương làm thêm và cộng vào số giờ làm thêm trong ngày…