24/04/2024 lúc 03:53 (GMT+7)
Breaking News

Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là biểu tượng của tinh thần sáng tạo

VNHN - Ngày 18/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả hai năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ -CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

VNHN - Ngày 18/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả hai năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ -CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị

Tham dự và chủ trì Hội nghị có UVBCT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; UVBCT,  PTTCP Trương Hoà Bình; UVBCT, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTUMTTQVN Trần Thanh Mẫn; UVTUĐ, PTTCP Trịnh Đình Dũng.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Khoá 14 đã có bài gửi đến Hội nghị được rất nhiều đại biểu tham dự Hội nghị đánh giá cao. VNHN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này:

Thưa Thủ tuớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kính mến,,

Thưa các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQVN,

Thưa các vị đại biểu, đồng chí, đồng nghiệp,

Hưởng ứng Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2019, mới ngày hôm qua, 17/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đãtổ chức Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xãhội-nghề nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập hỗ trợ cộng đồng trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long”. Tham gia Hội thảo có gần 70 chuyên gia, nhà khoa học, đại diện Cục BĐKH Bộ TN&MT, các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA, các tổ chức xã hội – nghề nghiêp, các nhà hoạt động xã hội vì BVMT, ứng phó BĐKH, Phát triển bền vững…của TP HCM và các tỉnh ĐBSCL.

Đã có 10 báo cáo khoa học được trình bày tại Hội thảo. Các báo cáo cũng như ý kiến phát biểu, một mặt đánh giá cao cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, trong cuộc chiến với BĐKH toàn cầu và những nỗ lực, đầu tư dành cho phát triển bền vững ĐBSCL; mặt khác nhấn mạnh rằng, mặc dù sự quan tâm và các giải pháp đề ra nhiều nhưng kết quả mang lại chưa đuợc như mong muốn, tình hình diễn biến ngày càng phức tạp khó lường do tác động kép của BĐKH và diễn biến bất lợi do con người gây ra trên lãnh thổ cũng như ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Hội thảo nhấn mạnh vị trí quan trọng của ĐBSCL, ghi nhận những nỗ lực to lớn, những bài học, kinh nghiệm quý được tích lũy trong thời gian qua trong ứng phó với BĐKH tại ĐBSCL; khẳng định vai trò then chốt khoa học và công nghệ; đồng thời coi sự phân vai, phối hợp, liên kết, hợp tác giữa các bên lên quan là giải pháp quan trọng hàng đầu để giải quyết các vấn đề của ĐBSCL.

Hội thảo đã gửi tới Diễn đàn hôm nay bản Kiến nghị với 3 nội dung chính như sau:

Phó Chủ tịch LHHVN, Đại biểu QH K14 Nghiêm Vũ Khải tại Hội nghị

1. Khẳng định vai trò then chốt khoa học và công nghệ, chúng tôi - giới khoa học và công nghệ xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan của Chính phủ và các tỉnh tiếp tục tổng hợp kết quả nghiên cứu ở trong nước và quốc tế gần đây; đồng thời xây dựng, phê duyệt và triển khai một số chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp quốc gia mới đểlàm cơ sở cho việc hoạch định và triển khai chính sách, giải pháp ứng phó BĐKH. Thiếu cơ sở khoa học thì các dự án, chương trình phát triển ĐBSCL sẽ chứa đựng nhiều rủi ro, khó có thể phát huy hiệu quả tổng hợp bền vững.

Cụ thể, các chương trình, đề tài KH&CN cấp quốc gia cần tập trung vào một số nhiệm vụ chính như: Nghiên cứu giải pháp kết nối hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế phát triển vùng BĐSCL theo phuơng châm sống hài hoà, thích ứng với thiên nhiên, tận dụng hiệu quả cơ hội do BĐKH và nước biển dâng tạo ra; Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng chung nguồn nước sông Mekong với các quốc gia thượng nguồn; Xác định nguyên nhân sụt lún địa hình, sạt lở bờ sông, bờ biển và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu.

2. Sự nghiệp ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các nhu cầu về hạ tầng khác; đồng thời cần đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng của người dân sống hài hòa với thiên nhiên; sẵn sàng, chủ động ứng phó cũng như tận dụng cơ hội mà BĐKH mang lại. Một mặt chúng ta trân trọng và tích cực huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực hợp tác quốc tế để ứng phó BĐKH; mặt khác chúng ta ý thức sâu sắc rằng sự nghiệp phát triển bền vững ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH nói riêng, cả nuớc nói chung là sự nghiệp của chính chúng ta, không ai làm thay và có thể làm tốt hơn chúng ta. Những nỗ lực của cả hệ thống chính trị chắc chắn sẽ giúp cho Việt Nam từ một trong số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH trở thành một trong những quốc gia đi đầu và thành công nhất trong ứng phó BĐKH.

3. Đề nghị Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương trên địa bàn ĐBSCL công khai chia sẻ thông tin; chủ động phát huy sự tham gia của các tổ chức KH&CN.