18/04/2024 lúc 07:54 (GMT+7)
Breaking News

Đổi thay trên quê hương Hà Sơn

VNHN - Hà Sơn là một xã miền núi đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, chạy dọc phía tả sông Mã (sông Lèn). Là một mảnh đất có vị trí địa lý rất đặc biệt, nơi con sông Mã tách làm 2 nhánh tạo thành một ngã ba sông giáp với 5 huyện: Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Định với nhiều truyền thuyết lịch sử “Đất Thanh kê ngũ huyện”, chỉ một tiếng gà gáy là nhân dân 5 huyện đều nghe và nổi tiếng bởi cụm di tích danh lam thắng cảnh Hàn Sơn gồm: chùa Ngọc Sơn,

VNHN- Hà Sơn là một xã miền núi đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, chạy dọc phía tả sông Mã (sông Lèn). Là một mảnh đất có vị trí địa lý rất đặc biệt, nơi con sông Mã tách làm 2 nhánh tạo thành một ngã ba sông giáp với 5 huyện: Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Định với nhiều truyền thuyết lịch sử “Đất Thanh kê ngũ huyện”, chỉ một tiếng gà gáy là nhân dân 5 huyện đều nghe và nổi tiếng bởi cụm di tích danh lam thắng cảnh Hàn Sơn gồm: chùa Ngọc Sơn, đền Hàn Sơn, đền Ba Bông và các thắng cảnh liên quan được Nhà nước công nhận từ năm 1992.

Toàn cảnh di tích đền Hàn Sơn

Những năm qua, thời cơ, thuận lợi không ít nhưng nhiều thách thức, khó khăn vẫn đang hiện hữu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hà Sơn đoàn kết, năng động, vận dụng phù hợp các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành toàn diện và tập trung thực hiện 3 chương trình trọng tâm có hiệu quả thực tiễn tại địa phương: Một là Chương trình “xây dựng nông thôn mới”: Tập trung sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã và Ban phát triển ở các thôn, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, bộ tiêu chí theo quy định. Coi trọng phát triển kinh tế, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, chuyển dịch lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Huy động nguồn lực trong nhân dân kết hợp với cơ chế hỗ trợ của Nhà nước đầu tư xây dựng 12km đường giao thông, 2km kênh mương nội đồng, 3 cầu, 01 trạm bơm tưới, 03 trạm biến áp; xây dựng và bổ xung trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công sở, trung tâm văn hóa thể thao xã; trạm y tế, trường mầm non, các khu trung tâm văn hóa thôn với nguồn vốn đầu tư trên 44,5 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn do nhân dân đóng góp 3,2 tỉ còn lại từ ngân sách và nhà nước hỗ trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác. Quá trình xây dựng nông thôn mới, nhân dân đã hiến 5792m2 đất và tài sản trên đất, đóng góp hàng nghìn ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2016 được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, về đích trước 2 năm theo kế hoạch đề ra.

Vùng kinh tế trang trại Liên hợp

Hai là Chương trình “xây dựng vùng kinh tế trang trại đưa vào sản xuất có hiệu quả”: Thực hiện công tác quy hoạch, triển khai phương án chuyển đổi đất linh hoạt theo Nghị định 35/NĐ-CP của chính phủ, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, đến năm 2020 trên địa bàn xã có 55 trang trại được hình thành với diện tích 120,1ha; lãnh đạo đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ, đề nghị cấp giấy chứng nhận QSD đất; đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi, điện… tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đạt 200 triệu đồng/ha/năm, kinh tế trang trại đi vào sản xuất có hiệu quả đã góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đem lại hiệu quả thiết thực.

Mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông Nguyễn Văn Dương – Thôn Hà Hợp

Ba là Chương trình “xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở gắn với phát triển du lịch và lễ hội”: Được xác định là hướng phát triển kinh tế trọng tâm của xã, 5 năm qua bằng nguồn vốn xã hội hóa đã thực hiện quy hoạch, tiến hành đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ trợ cụm di tích danh lam thắng cảnh Hàn Sơn bao gồm: Nhà Tả vu, Hữu vu, hệ thống sân, tường bao và cổng Tam quan; tiến hành thực hiện phương án san lấp mặt bằng bãi đỗ xe, điểm dịch vụ Đông Hang – Đồi Lốc, mở rộng khuôn viên di tích, đường giao thông, hình thành các điểm dịch vụ trọng điểm của xã với nguồn kinh phí đầu tư trên 30 tỉ đồng; khôi phục lễ “rước kiệu” truyền thống, tăng cường công tác quản lý, đảm bảo ANTT, tổ chức tốt lễ hội hàng năm.

Di tích - Thắng cảnh đền Hàn Sơn

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 17,8%, cao hơn so với nhiệm kỳ trước 2,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đến năm 2020, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản 27,3%; công nghiệp - xây dựng 29,2%; dịch vụ 43,5%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 42,6 triệu đồng/người (KH 40 triệu đồng/người), gấp 4,5 lần so với năm 2015. Trong 5 năm đã thành lập mới 5 doanh nghiệp, đạt kế hoạch, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn xã lên 6 doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lực lượng lao động nông thôn.Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực rõ rệt, an sinh xã hội được chăm lo. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hoạt động thanh tra, tư pháp được chú trọng. Có thể nói, thành quả đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hà Sơn có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của địa phương trong những giai đoạn tiếp theo./.