19/04/2024 lúc 15:00 (GMT+7)
Breaking News

Đổi mới kinh tế nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với nhiều quan điểm, định hướng mới trong quản lý nhà nước đã có những đột phá lớn để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Đây cũng là lần đầu Nghị quyết Đại hội Đảng nhắc đến yêu cầu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, bên cạnh yêu cầu về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tăng cường gắn kết với khu vực doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với nhiều quan điểm, định hướng mới trong quản lý nhà nước đã có những đột phá lớn để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Đây cũng là lần đầu Nghị quyết Đại hội Đảng nhắc đến yêu cầu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, bên cạnh yêu cầu về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tăng cường gắn kết với khu vực doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

Đây là điều đòi hỏi sự đổi mới, đột phá vào những nút thắt đang kìm hãm sự phát triển, giải phóng sức sản xuất và nguồn lực xã hội để thúc đẩy kinh tế tư nhân. Đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước sau Đại hội XIII của Đảng.

Sau 35 năm đổi mới, từ chỗ bị hạn chế phát triển, kinh tế tư nhân Việt Nam đã có những bước tiến lớn, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng, quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu, quy luật khách quan của thị trường. Ảnh: Internet

Văn phòng Chính phủ đã đưa ra thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Đề án đổi mới toàn diện nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Thủ tướng đánh giá cao vì nghiêm túc tổng hợp, tiếp thu ý kiến cán bộ, ngành và địa phương để xây dựng và hoàn thiện Đề án, trong đó đã đưa ra nhiều nội dung cũng như giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về phát triển kinh tế.

Nội dung của Đề án cần bám sát yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; xác định lại tên của Đề án là “Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam”. Đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân phải thúc đẩy được vai trò đi đầu về đổi mới sáng tạo của kinh tế tư nhân, tạo niềm tin mạnh mẽ và phát triển các tập đoàn tư nhân lớn ở Việt Nam. Trong đó lưu ý vai trò của Nhà nước trong việc tạo lập môi trường thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển nguồn nhân lực, đổi mới khoa học công nghệ.

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng, quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu, quy luật khách quan của thị trường trong phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện thể chế tạo điều kiện thuận lợi và phát huy sự năng động của kinh tế tư nhân, đào tạo nguồn nhân lực, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ về cơ chế, chính sách nhằm giải phóng sức sản xuất và nguồn lực xã hội. Bảo đảm các quyền tài sản, quyền kinh doanh, tạo niềm tin mạnh mẽ cho khu vực kinh tế tư nhân yên tâm để có thể đầu tư lớn, có thể đầu tư dài hạn, nỗ lực đổi mới sáng tạo, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Cần bám sát yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh: Internet

Bám sát các quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước tại các văn kiện, Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 và các quan điểm, định hướng lớn về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng ta và của đất nước ta, sao cho phù hợp với bối cảnh tình hình trong nước cũng như quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lồng ghép các quan điểm, nội dung và giải pháp của Đề án vào các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, tham khảo nội dung của Đề án trong quá trình xây dựng các Chương trình, kế hoạch hành động triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Đề án này lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 3 năm 2021.