28/03/2024 lúc 18:40 (GMT+7)
Breaking News

Doanh nhân, nghệ nhân Trần Đình Hoàng – Người đam mê với nghề kim hoàn

VNHN - Doanh nhân, nghệ nhân Trần Đình Hoàng với khát vọng vươn lên từ một vùng quê nghèo của tỉnh Quảng Nam, do vậy mà ngay sau khi đất nước bắt đầu đổi mới vào năm 1986 ông đã nắm bắt cơ hội và tìm ra hướng đi cho mình đó là kinh doanh nghề kim hoàn và tiếp theo đó là kinh doanh nghề xăng dầu và đã đem đến cho ông nhiều thành công, góp phần tạo nên diện mạo mới phát triển trên quê hương.

VNHN- Doanh nhân, nghệ nhân Trần Đình Hoàng với khát vọng vươn lên từ một vùng quê nghèo của tỉnh Quảng Nam, do vậy mà ngay sau khi đất nước bắt đầu đổi mới vào năm 1986 ông đã nắm bắt cơ hội và tìm ra hướng đi cho mình đó là kinh doanh nghề kim hoàn và tiếp theo đó là kinh doanh nghề xăng dầu và đã đem đến cho ông nhiều thành công, góp phần tạo nên diện mạo mới phát triển trên quê hương.

Sau ngày đất nước được giải phóng năm 1975 ông là một thanh niên làm nghề thợ máy nông nghiệp phục vụ cho Hợp tác xã nông nghiệp ở quê hương xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam. Năm 1986 khi đất nước được cải cách và đổi mới, thì ông đã hòa nhập cùng với làn gió đổi mới của đất nước, quyết tâm tìm kiếm cơ hội. Lúc bấy giờ tại quê hương vợ ở huyện Thăng Bình có nhiều người đi tìm thu gom vàng nổi lẫn lộn trong đá mà không có nơi nào phân kim. Do đó mà năm 1988 ông đi học nghề phân kim và chế tác vàng bạc và bắt đầu từ đó ông gắn bó với nghề kinh doanh kim hoàn tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam với hiệu vàng Khải Hoàng. Từ sự cần mẫn, yêu nghề trong nghề phân kim chế tác nên ông đã tạo ra được nhiều uy tín ở khách hàng cũng như đồng nghiệp, nên từ tiệm vàng Khải Hoàng đã ngày càng lớn mạnh thành Công ty TNHH Khải Hoàng. Hơn 30 năm gắn bó với nghề, doanh nhân Trần Đình Hoàng đã trở thành nghệ nhân làng nghề kim hoàn Việt Nam. Ông đã được tặng nhiều chứng nhận, bằng khen, giấy khen của Trung ương Hội làng nghề Việt Nam và của tỉnh. Hiện ông là Phó Chủ tịch Hiệp hội Tiểu thủ công mỹ nghệ Quảng Nam, Hội viên Hội làng nghề Việt Nam, Phó Văn phòng mỹ nghệ làng nghề Việt Nam tại Miền Trung và Tây Nguyên.

 

Và doanh nhân Trần Đình Hoàng không chỉ dừng lại kinh doanh nghề kim hoàn mà từ năm 1992 ông còn mở rộng đầu tư sang ngành kinh doanh xăng dầu phục vụ đường bộ và kể cả đường thủy. Hiện ông có 2 cây xăng ở huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và 2 chiếc tàu dầu cung cấp xăng dầu tại biển Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng, góp phần phục vụ cho nghành nghề đánh bắt thủy hải sản ven bờ và xa bờ ở thành phố Đà Nẵng.

 

 

Một góc bảo tàng với những hiện vật ngành vàng được sưu tầm

Đặc biệt với suy nghỉ “người nông dân với những phương tiện sản xuất hiện đại bây giờ thì biết tìm đâu ra chiếc áo tơi, cái cày cày ruộng… của ngày xưa? có chăng cũng chỉ là ký ức”. Do vậy mà đến nay dù tuổi đã cao nhưng vì yêu nghề, mong muốn giữ lại giá trị truyền thống của nghề kim hoàn, nên ông đã cùng với nghệ nhân ưu tú Trần Ngọc Anh (hiệu vàng Ngọc Minh, huyện Duy Xuyên) và nhiều anh em ở Hội kim hoàn tỉnh Quảng Nam đã bỏ công sưu tầm khắp trong và ngoài tỉnh về những hiện vật liên quan đến ngành vàng bạc. Và đến nay đã có được hơn 500 hiện vật nghề kim hoàn như bàn cán, máng đãi vàng, cân tiểu ly,…nhiều hiện vật có giá trị trên 100 năm. Hiện tại ông cùng với anh em trong Hội đang tiến hành xin phép xây dựng bảo tàng kim hoàn tỉnh Quang Nam.

Có thể nói, khi bảo tàng kim hoàn tỉnh Quảng Nam ra đời, thì đây là bảo tàng độc nhất và hiếm có ở nhiều nơi trong cả nước, góp phần gìn giữ truyền thống làng nghề Việt Nam trong thời kỳ hội nhập./.