23/04/2024 lúc 16:35 (GMT+7)
Breaking News

Doanh nhân, lương y Trần Đình Nhâm: “Bán thuốc không lấy tiền”

VNHN -Bán thuốc không phải vì tiền, nhiều bệnh nhân đến với tôi có tiền chưa chắc đã mua được thuốc. Bởi tôi mong muốn chữa khỏi cho bệnh nhân chứ không vì tiền”.Đó là những lời chia sẻ hết sức chân thành của lương y Trần Đình Nhâm vềbài thuốc bào chế từ thảo dược kết hợp với Huyết Lình của gia đình ông từ bao đời nay và cách nhìn nhận của ông về nghề thầy thuốc.

VNHN -Bán thuốc không phải vì tiền, nhiều bệnh nhân đến với tôi có tiền chưa chắc đã mua được thuốc. Bởi tôi mong muốn chữa khỏi cho bệnh nhân chứ không vì tiền”.Đó là những lời chia sẻ hết sức chân thành của lương y Trần Đình Nhâm vềbài thuốc bào chế từ thảo dược kết hợp với Huyết Lình của gia đình ông từ bao đời nay và cách nhìn nhận của ông về nghề thầy thuốc.

Với ông đây không phải là nghề mà là nghiệp, nghiệp của gia đình là gìn giữ và duy trì bài thuốc cổ này cho người Việt. Cho dù đã có thời điểm, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đặt vấn đề mua lại bài thuốc của ông với giá rất cao, nhưng ông đều từ chối. Ông mong muốn có ý tưởng khoa học có thể đi sâu vào nghiên cứu về thứ này và tìm ra thành phần từ các loại nguyên liệu khác. Không những góp phần bảo tồn đa dạng sinh học mà còn duy trì được bài thuốc quý.

Doanh nhân, lương y Trần Đình Nhâm

Lửa thử vàng gian nan thử sức” đúng như câu tục ngữ này, cuộc đời của lương y Nhâm là một hành trình dài với nhiều ngã rẽ. Thời niên thiếu của ông gắn liền với vùng quê nơi đồng bằng Châu Thổ. Đến năm 1970, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông xung phong tham gia đội quân tình nguyện chiến đấu ở nước bạn Lào. Ông được phân về tiểu đoàn 4 thuộc quân khu Tây Bắc làm nhiệm vụ bên nước Lào. Mùa xuân năm 1973, trong chiến dịch 779 tại Luông Pha Bang, Bắc Lào ông bị thương và được chuyển về quân khu Tây Bắc.

Năm 1974, ông chuyển ngành trở thành giáo viên dạy thể dục cấp 3 tại Hoài Đức, Hà Nội. Với phẩm chất của một người lính cụ Hồ, kĩ năng của người lính trinh sát đã được rèn luyện tại chiến trường khốc liệt ông đã truyền lửa cho bao thế hệ học sinh của trường. Vừa làm thầy giáo, ông vừa tham gia lớp học kế thừa đầu tiên tại Viện Y học cổ truyền (tiền thân của trường Y học cổ truyền Việt Nam ngày nay). Thế hệ của ông là thế hệ đầu tiên được cấp bằng lương y. Sau khi tốt nghiệp, ông đã công tác tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Hòe Nhai và viện Y học cổ truyền Việt Nam. Cũng bởi môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều bệnh nhân cộng thêm những trải nghiệm cuộc sống suốt nhiều năm, trong tim ông luôn chứa đựng nỗ lực chữa bệnh cứu người cháy bỏng.

Từ bài thuốc gia truyền của gia đình, qua tìm tòi, cải biến và sáng tạo năm 2010 ông đã cho ra mắt sản phẩm Huyết Lình Khang. Đây là loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe, chống lão hóa hiệu quả nhất đã đăng kí độc quyền sáng chế và được cấp giấy Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và phát huy tối đa tính năng sản phẩm, ông đã quyết định tách chiết sản phẩm Huyết Lình Khang thành bộ ba sản phẩm: Lình Dưỡng Thai Maphaco, Tứn Khửn và Lình Sắc Tố Maphaco.

Được điều chế dưới dạng viên nang mềm, dễ dàng sử dụng và bảo quản, bộ sản phẩm từ Huyết Lình ngày càng chứng tỏ những công dụng vượt trội của mình. Là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Lình Dưỡng Thai Maphaco có công dụng bồi bổ cơ thể, dưỡng thai, giảm tình trạng ốm nghén, động thai ở phụ nữ mang thai. Với phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết, lạc nội mạc tử cung, chậm có con, kém thụ thai, phụ nữ tiền mãn kinh, sinh lý giảm sút, hay nám má, sạm da, tàn nhang thì Lình Sắc Tố Maphaco là sản phẩm mang hiệu quả rất rõ rệt. Tứn Khửn là sản phẩm dành riêng cho phái mạnh, sử dụng cho đàn ông từ tuổi trưởng thành giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, hay đau mỏi xương khớp. Có thể nói, đây là bộ sản phẩm ba trong một rất có giá trị mà lương y Trần Đình Nhâm đã dày công nghiên cứu. Bộ sản phẩm từ Huyết Lình là minh chứng cho sự tâm huyết với nghề của người thầy thuốc không quản ngại khó khăn tìm tòi và nghiên cứu các nguyên liệu quý ở khắp mọi miền tổ quốc.

Bên chén trà mạn, ông vui vẻ kể cho tôi nghe về những bệnh nhân mà ông đã chữa trị. Họ đến từ khắp nơi trên đất nước. Có những người đến tận nhà ông để được khám và tư vấn. Cũng có những người chỉ liên lạc được với ông qua điện thoại nhưng lúc nào ông cũng  tư vấn hết sức tận tình. Ông luôn tâm niệm là người thầy thuốc ngoài cái tài thì phải có cái tâm. Bán thuốc không vì tiền mà chính vì sức khỏe của người bệnh. Ngoài kia có biết bao nhiêu người khổ sở, vất vả vì bệnh tật rất cần được tư vấn và khám chữa. Bác sĩ cũng giống như những người làm may vá, phải tìm được chỗ rách, rách chỗ nào vá chỗ đó, bệnh cấp tính thì phải chữa trên ngọn,bệnh mãn tính thì phải chữa dưới gốc.

Buổi trò chuyện với ông giúp tôi hiểu hơn về tấm lòng bao dung, thương người và sự tận tụy với nghề, càng thấy được sâu sắc ý nghĩa của câu nói quen thuộc “Lương y như Từ Mẫu”.