29/03/2024 lúc 13:38 (GMT+7)
Breaking News

Doanh nhân - Lương y Phạm Ngọc Khánh: Cánh chim không mỏi trong màu áo blue

VNHN - Đã từng được nghe thuyết giảng về một chân lý “người với người sống để thương nhau”. Nhưng để được cảm nhận về hành động của một ai đó ứng dụng vào chân lý sâu sắc ấy, hôm nay tôi mới được mãn nhãn. Những việc làm, hành động của con người ấy đang ngày đêm miệt mài, vun vén cho đời bằng việc làm thiện tâm, thiện đức, đem đến niềm vui, nguồn sống cho hàng ngàn mảnh đời. Trái tim ấy là một trái tim “nóng” chan chứa cả một suối nguồn thương yêu vô bờ - Thầy chính là Lương y Phạm Ngọc Khánh.

VNHN - Đã từng được nghe thuyết giảng về một chân lý “người với người sống để thương nhau”. Nhưng để được cảm nhận về hành động của một ai đó ứng dụng vào chân lý sâu sắc ấy, hôm nay tôi mới được mãn nhãn. Những việc làm, hành động của con người ấy đang ngày đêm miệt mài, vun vén cho đời bằng việc làm thiện tâm, thiện đức, đem đến niềm vui, nguồn sống cho hàng ngàn mảnh đời. Trái tim ấy là một trái tim “nóng” chan chứa cả một suối nguồn thương yêu vô bờ - Thầy chính là Lương y Phạm Ngọc Khánh.

 

Coi việc cứu người là một trách nhiệm, nguồn vui của cuộc đời, lương y Phạm Ngọc Khánh như cánh chim  không mỏi băng qua mọi miền mệt nhọc, băng qua mọi khó khăn để sáng tạo ra những phương pháp điều trị, các bài thuốc đặc trị cổ truyền chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đến thăm thầy nhân chuyến công tác tại Sài Gòn, phải báo trước để còn có thời gian được trò chuyện tâm sự về hành trình gieo duyên lành suốt nhiều năm của một người y đức.

Ảnh : Doanh nhân - Lương y Phạm Ngọc Khánh

Trong phòng khám Y học cổ truyền Phước An Đường tại số 799 Phạm Văn Bạch, Gò Vấp, TP. HCM lúc nào cũng đông bệnh nhân. Vẫn với nụ cười đôn hậu, thầy đón tiếp bệnh nhân rất niềm nở, thân thiết như người nhà cộng thêm những lời động viên rất hóm hỉnh “ăn nhiều lên chứ ốm quá trời”, “uống tháng nữa là chạy khỏe re à”, “đến với thầy là thầy quý rồi, cứ yên tâm chữa bệnh không phải lo gì nghe”…dường như làm cho tinh thần ai nấy đều phấn chấn hẳn lên như không phải đi đi khám chữa bệnh.

Là một người có hoài bão lớn lao, luôn nêu cao tâm niệm “Cứu được mạng người bằng xây 10 tòa tháp” ngay từ ngày thưở thiếu niên, thầy đã tự nhận lấy nghiệp cứu người. Chia tay làng quê Hải Dương thân thương để vô Sài Gòn học tập và lập nghiệp. Chằng còn nhớ từ bao giờ, tên tuổi của thầy lại vang rộng như thế, lan tỏa như vậy, bệnh nhân tận đâu đâu cũng tìm tới thầy cứu chữa.

Chỉ vào chiếc giường đa năng mà thầy tự chế ra để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cho hàng ngàn bệnh nhân thầy tâm sự: “Niềm vui hay hạnh phúc không dĩ nhiên ai cho mà lấy, ai tặng mà ra. Ta tự kiến tạo, nhào nặn ra nó mới chính là niềm vui nhỏ trong niềm vui lớn. Hơn 20 năm thật tâm với nghiệp cứu người, thầy không bao giờ tự cho mình cái quyền phải bảo ai mang ơn, trả ơn. Nó là cái duyên lành của đời thường mà chúng ta tương thân tương ái với nhau. Cứ cho đi khi đời cho phép. Cho là nhận đâu phải bận tâm gì”.

Từ sáng đến trưa tôi để ý, 6 chiếc giường bệnh của thầy cho bệnh nhân nằm chữa trị luôn trật kín, mọi người sau khi thăm khám rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình. Ai đến với thầy với Phước An Đường cũng mang trong mình một nỗi niềm, mong mỏi “gặp thầy gặp thuốc”. Người đang chữa thì mong mau lành bệnh. Nhưng tựu chung, mọi người đều đặt một niềm tin mãnh liệt về tài đức, nhân cách và phương pháp chữa bệnh hiệu quả của lương y Phạm Ngọc Khánh. Chị Nguyễn Thị Đặng Châu – số 304/25/6 Tân Kỳ, Tân Phú, TP. HCM (0916.806.066) tâm sự: “Chị bị thoát vị đĩa đệm, chữa 3 tháng chỉ hơi đỡ. May được anh bạn trong công ty từng bị suy giãn tĩnh mạch chữa khỏi giới thiệu. Chị đến và được thầy chữa trị châm cứu cho, đến nay bệnh đã khỏi”.

Mỗi một lương y có một bài chữa của riêng mình không giống ai, nhưng với thầy có 3 loại bệnh thầy đã chữa trị rất thành công: Viêm tắc tĩnh mạch, Suy giãn tĩnh mạch, Thoát vị địa đệm. Rất tò mò về việc vì sao những bệnh ấy thầy lại có thể chữa trị thành công đến vậy. Thầy rất hổ hởi chia sẻ: Kiến thức và kinh nghiệm có trong khối óc và đôi bàn tay hơn 20 năm nay rồi nhưng ngày nào thầy cũng trau dồi kiến thức từ thực tiễn và sách báo của cổ nhân để lại. Một người bệnh đến với mình trao gửi cả nguồn sống, đáp lại việc đó mình phải tận tâm với người bệnh coi họ như người nhà, nỗi đau của họ là nỗi đau của mình để chữa trị. Một bệnh lạ, chữa lâu khỏi là phải vắt óc ra suy nghĩ, tìm tòi ra phương thức, bài thuốc chữa trị cho phù hợp và có hiệu quả. Với những cây thuốc Nam, thuốc Bắc cổ truyền của dân tộc như: rễ cây nhàu, dương quy, đan sâm, xuyên khung xích thực… dưới đôi bàn tay kỳ diệu, cái tâm tân tụy, chuyên môn sâu đã được thầy kết hợp thành những bài thuốc chữa những bệnh khó chữa cho nhiều bệnh nhân. Luôn luôn hướng về người bệnh, đặt vào tâm lý của họ để điều trị, thầy linh dộng trong cách bào chữa thuốc để giúp họ có thể uống thuốc một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Với những người uống được thuốc sắc thì thầy bốc cho thuốc lá, những người khó uống thầy cất công bào chế biến thành viên hoàn tán để bệnh nhân không có tâm lý sợ hãi.

Không những vậy, tài châm cứu của thầy được nhiều người trầm trồ phán phục. Nhìn đôi bàn tay nhẹ nhàng đến điêu luyên của thầy lướt trên làn da, điểm hyệt của người bệnh như thể thầy đang múa một bản nhạc không lời trên cơ thể bệnh nhân để truyền tải một suối nguồn yêu thương vào từng mũi kim truyền giải tỏa đau đớn cho họ một cách êm ái. Cứ như vậy, rất nhiều bệnh tưởng như khó chữa vậy mà qua thời gian điều trị với phương pháp này bệnh thuyên giảm và khỏi không còn tái phát. Đặc biệt, như trường hợp của con gái chị Nhung ở Gò Vấp, TPHCM bé bị bại não, thiếu máu, cơ nhão kém phát triển, sau 1 năm kiên trì được Thầy châm cứu, bốc thuốc miến phí, giờ bé đã tự bước đi những bước đi đầu tiên đem lại niềm sung sướng vô bờ cho gia đình.

Đánh tiếng ngỏ ý thầy nghỉ ngơi, thầy phẩy tay cười xòa: Chưa thấm vào đâu cả. Những buổi đi chữa từ thiện ở chùa và ở các vùng lân cận, chữa ngoài trời nhu cầu của bà con còn nhiều hơn thế này nhiều mà thầy còn làm tốt. Với người bệnh thầy coi là bạn hết rồi, đã là bạn thì trách nhiệm phải giúp bạn là lẽ thường. Mâm cao cỗ đầy, lắm tiền, nhiều của không bằng nụ cười hạnh phúc của người bệnh. Nó viên mãn vô cùng!

Từng lời nói của thầy sao nhân ái, nhân văn đến chừng nào, thẫm đấm những giá trị về đạo đức, không trau chuốt mà giá trị.  Suy nghĩ bao dung của thầy, cách thầy làm việc, cách thầy chăm sóc người bệnh mà trong lòng tôi chợt dâng lên một nỗi niềm. Tự hỏi, liệu trong cuộc đời của mình đã bao giờ chạm đến “sự giao thoa” về tình nhân ái đến thế? Một cảm giác lâng lâng xúc động trào dâng trong lòng tôi - cảm phục tấm chân tình, nhân cách của người thầy thuốc, lương y nhân ái vẫn miệt mài cống hiến như đóa hoa thơm ngát hương cho đời.