28/03/2024 lúc 21:18 (GMT+7)
Breaking News

Diễn đàn về giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học tại Moscow

VNHN-Diễn đàn khoa học “Giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học tại Liên bang Nga” do Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức là hoạt động khởi đầu chuỗi 7 hoạt động trong năm chéo Việt - Nga 2019.

VNHN-Diễn đàn khoa học “Giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học tại Liên bang Nga” do Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức là hoạt động khởi đầu chuỗi 7 hoạt động trong năm chéo Việt - Nga 2019.

Đây là hoạt động khởi đầu chuỗi 7 hoạt động do Đại sứ quán khởi xướng và chủ trì tổ chức trong năm chéo Việt - Nga 2019 và hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - LB Nga. Ngày 12/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn khoa học “Giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học tại Liên bang Nga.”

Tham dự hội nghị có Đại sứ Ngô Đức Mạnh cùng cán bộ Đại sứ quán, đại biểu đại diện Bộ Giáo dục, Bộ Ngoại giao và báo chí Nga; các trường đại học hàng đầu ở Moscow, Saint-Petersburg, Vladivostok có bộ môn tiếng Việt, các chuyên gia, các học giả Việt Nam học, giảng viên tiếng Việt hàng đầu, đại diện cho các trường phái nghiên cứu về ngôn ngữ Việt Nam và Việt Nam học cùng đông đảo các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Tiếng Việt.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Đại sứ Ngô Đức Mạnh nhân mạnh ngôn ngữ và văn hóa là một trong những kênh ngoại giao nhân dân quan trọng, cùng với ngoại giao quốc gia, lĩnh vực này có thể trở thành công cụ hữu hiệu để mở rộng tầm ảnh hưởng, củng cố hình ảnh và uy tín của đất nước ra nước ngoài.

Ngày nay, khi Liên bang Nga và Việt Nam đang phát triển sâu rộng hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện thì ngành Việt Nam học đang ngày càng có triển vọng.

Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh phát biểu chào mừng - Ảnh TTXVN

2018 - một năm đầy thành công và hy vọng của quan hệ Nga - Việt Nam

Đại sứ hy vọng Diễn đàn lần thứ nhất này sẽ tạo sân chơi chuyên nghiệp và rộng rãi cho tất cả những ai đã chọn tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam làm nghề nghiệp hiện tại và tương lai của mình.

Nhà Ngoại giao và cũng là một cựu sinh viên lịch sử Việt Nam của Đại học quốc gia Saint-Petersburg Roman Nilov đánh giá cao khi mở màn năm Việt Nam tại Nga là hoạt động khoa học thực chất và bao quát này.

Ông ghi nhận những đóng góp của chuyên ngành Việt Nam học vào quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đặc biệt là qua những chuyến thăm cấp cao trong năm qua cũng như trong hoạt động tăng cường hợp tác kinh tế hiện đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Đã có 10 tham luận khoa học đóng góp cho Diễn đàn, đưa ra bức tranh chung về tình hình nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học tại Nga, mục đích và nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt và Việt Nam trong thời đại mới, nhu cầu tuyển dụng nhân lực về tiếng Việt và Việt Nam học; những khó khăn trong dạy và học tiếng Việt ở Nga; những đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là duy trì và tăng cường mối quan tâm đến tiếng Việt và văn hóa Việt Nam như một nghề nghiệp tương lai.

Sức hấp dẫn của chuyên ngành cũng gặp thách thức trong bối cảnh chung khi thanh niên Nga đang ngày càng ít quan tâm đến nghiên cứu khoa học như một nghề nghiệp.Các chuyên gia Việt Nam học, các giảng viên và cả học viên đang học tiếng Việt đã đề cập đến mọi khía cạnh cần quan tâm hiện nay, đó là nhu cầu cần cải cách chương trình, giáo trình, phương tiện giảng dạy từ những nền tảng đã tồn tại ở Liên bang Nga từ thời Liên Xô, nay đã mất đi tính thời sự.

Đội ngũ giảng viên tiếng Việt hiện nay gồm những chuyên gia đã được khẳng định tên tuổi, nhiệt tình cho công việc, cũng chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến cũng như những băn khoăn khi không phải sinh viên tiếng Việt nào cũng tìm được việc làm đúng chuyên ngành.

Chị cho biết, nhà trường không tuyển sinh ồ ạt, mà chọn lọc theo chuyên ngành ngay từ năm thứ nhất, số lượng sinh viên trong lớp ít nên giảng viên có điều kiện rèn kỹ bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết.Trao đổi với phóng viên, giảng viên Nguyễn Thị Minh Hạnh từ trường Đại học quốc gia Saint-Petersburg, cho biết, ngoài đào tạo theo hạn ngạch của nhà nước, trường còn có cả hình thức đào tạo theo hợp đồng (sinh viên trả tiền học), một thực tế rất đáng phấn khởi trong khi các trường khác gặp khó khăn để thu hút thí sinh chọn học tiếng Việt.

Nhờ vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên đã dễ dàng tìm được những công việc như hướng dẫn viên du lịch hay phiên dịch cho các công ty.

Tại Diễn đàn hôm nay học viên cao học năm thứ nhất của trường Anton Shakhigulin đã đọc tham luận bằng tiếng Việt chuẩn, cộng thêm vốn tiếng Anh và tiếng Pháp, tiếng Campuchia, Anton tự tin vào tương lai của mình như là một chuyên gia tiếng Việt.

Như giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông Aleksander Sokolovskyi cho biết thành phố Vladivostok là thành phố cảng, kết nghĩa với thành phố Hải Phòng, do đó sinh viên tiếng Việt có đủ cơ hội tìm việc làm tại các doanh nghiệp hợp tác với Việt Nam.Có thể nói rằng một số thành phố lớn, có tiềm năng du lịch hoặc là cửa ngõ vào châu Á, như Saint-Petersburg và Vladivostok, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tiếng Việt không phải là khó.

Ông Sokolovski cũng cho biết thêm, cơ chế hợp tác với các cơ sở đào tạo đại học Việt Nam rất thuận lợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam khuyến khích hợp tác liên trường mà không qua Bộ, điều này rất tạo điều kiện để các trường mở phân viện lẫn nhau, trao đổi sinh viên.

Sau các tham luận là ý kiến đóng góp và trao đổi trực tiếp. Có những ý kiến mang tính nền tảng như nhu cầu giáo viên người bản ngữ, các khóa thực tập, các cuộc thi Olympic, mở trung tâm Nghiên cứu Việt Nam...

Và cũng có những ý kiến hoàn toàn mới mẻ, ví dụ như nhu cầu học cả phương ngữ miền Nam chứ không chỉ riêng tiếng Hà Nội.

Các ý kiến đóng góp được tổng kết lại, qua cầu nối là Đại sứ quán sẽ được xem xét để đi đến biện pháp thực tế.

Về phần mình, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga cam kết quan tâm thúc đẩy và là địa chỉ tin cậy để các nhà khoa học Liên bang Nga gửi gắm các ý tưởng nhằm phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh giáo dục và khoa học.

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam Đại sứ Ngô Đức Mạnh nhiệt liệt biểu dương và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ nhà khoa học Nga vì những đóng góp lớn lao của họ trong công tác nghiên cứu, phổ biến, giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học tại Nga trong hơn nửa thế kỷ qua, góp phần thắt chặt tình hữu nghị, tinh thần quan hệ quốc tế cao cả.

Đại sứ tin tưởng rằng, các nhà khoa học Nga tiếp tục cống hiến ích cực và hiệu quả hơn nữa nhằm làm phong phú di sản của tình hữu nghị truyền thống quý báu, thủy chung và hiểu biết sâu sắc giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.