23/04/2024 lúc 23:35 (GMT+7)
Breaking News

Đẩy mạnh văn hóa đọc là một hành trình giáo dục

Đọc sách là một quá trình lao động tự nguyện, tự nhiên và tự thẩm thấu kiến thức một cách có ý thức. Trong thời đại 4.0, việc đọc sách đã khác trước cả về quy mô, tốc độ, kĩ thuật và khả năng cảm thụ ở mỗi người đọc. Cuốn theo vòng xoáy của nền kinh tế tri thức, việc đọc sách lại càng trở nên quan trọng đối với tất cả mọi người nếu mỗi người không muốn chính mình bị bỏ lại phía sau. Nhằmđẩy mạnhgiáo dục văn hóa đọc cho học sinh, tạo nền tảng tư duy vững chắc cho lớp trẻ, Trường Tiểu học Quảng Ph

Đọc sách là một quá trình lao động tự nguyện, tự nhiên và tự thẩm thấu kiến thức một cách có ý thức. Trong thời đại 4.0, việc đọc sách đã khác trước cả về quy mô, tốc độ, kĩ thuật và khả năng cảm thụ ở mỗi người đọc. Cuốn theo vòng xoáy của nền kinh tế tri thức, việc đọc sách lại càng trở nên quan trọng đối với tất cả mọi người nếu mỗi người không muốn chính mình bị bỏ lại phía sau. Nhằmđẩy mạnhgiáo dục văn hóa đọc cho học sinh, tạo nền tảng tư duy vững chắc cho lớp trẻ, Trường Tiểu học Tân Phong 2 (Quảng Xương, Thanh Hóa) đã đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất cho thư viện, hệ thống bản sách, tên sách và làm tốt công tác thu hút bạn đọc bao gồm cả học sinh và giáo viên.

Học sinh đọc sách tại thư viện

Nhằm tạo không gian tốt cho quá trình học tập và giáo dục, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã tập trung nguồn lực để xây dựng Thư viện, phòng thiết bị với diện tích 90 m2, được trang bị bàn ghế cho bạn đọc, đồ dùng thiết bị dạy học, tủ và giá xếp sách. Ngoài thư viện chung, nhà trường còn khuyến khích các lớp xây dựng tủ sách nhỏ, thân thiện ngay trong lớp học. Nhờ vậy, mỗi học sinh dễ dàng và chủ động lựa chọn thời gian đọc sách trong những lúc rảnh rỗi, giờ ra chơi.

Để việc đọc sách của học sinh mang lại hiệu quả, xứng với công sức đầu tư, Trường đặc biệt chú trọng xây dựng văn hóa đọc nhằm tạo thói quen đọc, sở thích đọc và kĩ năng đọc, từ đó thiết lập tư duy cho học sinh về ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc. Trọng tâm và là mục đích cuối cùng của việc phát triển văn hoá đọc cho học sinh chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh. Và, việc ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi học sinh thực chất là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh. Đó chính là nền tảng tạo nên hệ tư duy đọc sách có trách nhiệm cho mỗi học sinh hôm nay và là công dân toàn cầu cho mai sau.

Việc định hướng cho học sinh tìm đọc các loại sách tham khảo, tiếp cận nguồn tranh ảnh trực quan cùng với nền tảng kiến thức phổ thông nhằm hoàn thành mục tiêu giáo dục là một mấu chốt có định hướng. Song điểm cốt lõi lại nằm ở chỗ tạo cho học sinh thói quen và đam mê đọc sách suốt đời.

Nhằm phát huy những khả năng chuyên biệt ở mỗi học sinh, bên cạnh các đầu sách giáo khoa, Trường đã tạo được sự đa dạng về chủng loại gồm 6.346 bản sách với 3.215 tên sách, trong đó có sách tham khảo, sách nghiệp vụ, sách thiếu nhi và tranh ảnh nhằm khuyến khích các em đọc sách theo sở thích, sở trường của riêng mình, từ đó phát hiện tài năng để đưa vào các lớp bỗi dưỡng nâng cao.

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách tại thư viện

Để Thư viện hoạt động có hiệu quả, Trường đã sắp xếp 01 nhân viên thư viện được đào tạo chính quy, có trình độ đại học, nhờ đó công tác thư viện đã phát huy được các tính năng hoạt động. Thư viện thường xuyên tổ chức các hoạt động như: mượn và trả sách theo lịch cụ thể hàng tuần, giới thiệu sách mới, sách theo chủ đề các ngày lễ lớn của đất nước (2/9, 30/4), các ngày kỉ niệm (19/5, 26/3, 20/11, 8/3)...

Muốn hấp dẫn các em học sinh đến thư viện đọc sách ngày một nhiều hơn thì thư viện phải chuyên nghiệp ở tất cả các khâu. Trường đã sắp xếp hệ thống sách một cách khoa học, trang trí thư viện với nhiều hình ảnh đẹp, bắt mắt, dễ tìm, dễ phát hiện để các em có hứng thú mỗi khi tới Thư viện đọc sách.Hằng năm, nhà trường bổ sung thêm các tài liệu mới vào thư viện thông qua hoạt động quyên góp sách: ''Góp một cuốn sách để được đọc trăm cuốn sách” và mua bổ sung một số loại tài liệu như các tài liệu chỉ đạo, văn bản pháp luật, tài liệu quản lí, từ điển, sách ngoại ngữ, sách bồi dưỡng học sinh giỏi, sách dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và các trang thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên giảng dạy.Tổ chức tốt công tác nghiệp vụ, tiến hành xử lí các kĩ thuật sách bằng việc phân loại, dán nhãn, sắp xếp, kịp thời phục vụ giáo viên và học sinh đến thư viện mượn sách. Tiến hành làm danh mục, thư mục giới thiệu sách phục vụ công tác tra cứu sách trong Thư viện một cách thuận lợi và hiệu quả nhất cho học sinhvà giáo viên.Công tác tu sửa, gia cố tài liệu cũ, tổ chức kiểm kê, thanh lí vào cuối năm học được thực hành thường xuyên.

Nhờ chủ động, sáng tạo trong xây dựng văn hóa đọc, tạo được hứng thú đọc sách cho học sinh màchất lượng giáo dục được nâng cao, công tác Thư viện cũng thu được nhiều thành quả. Tháng 9/2009 (năm học 2009 – 2010), Thư viện của Trường được công nhận là Thư viện trường phổ thông đạt chuẩn. Tháng 12/2019 (năm học 2019 – 2020), Thư viện được công nhận Thư viện tiên tiến. Năm học 2020 – 2021, nhà trường được bổ sung đầy đủ các trang thiết bị dạy học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo Danh mục thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu lớp 1./.