28/03/2024 lúc 18:02 (GMT+7)
Breaking News

Đẩy mạnh công tác truyền thông thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

VNHN - Đây là thông tin được đưa ra trong buổi Tọa đàm “Thúc đẩy sự tham gia và phối hợp của các cơ quan, tổ chức truyền thông, báo chí trong việc thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu Phát triển bền vững tại Việt Nam” doTrung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) tổ chức ngày 18/4, tại Hà Nội

VNHN - Đây là thông tin được đưa ra trong buổi Tọa đàm “Thúc đẩy sự tham gia và phối hợp của các cơ quan, tổ chức truyền thông, báo chí trong việc thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu Phát triển bền vững tại Việt Nam” doTrung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) tổ chức ngày 18/4/2019, tại Hà Nội

Theo bà Phạm Thị Minh Hằng, Đại diện CGFED cho biết: Trong 17 mục tiêu phát triển bền vững, thì hai mục tiêu là bình đẳng giới và tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững cần phải được ưu tiên và quan tâm. Nguyên nhân do còn nhiều mặt hạn chế như: Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái trong phạm vi gia đình vẫn diễn ra phức tạp; quấy rối tình dục với phụ nữ và trẻ em gái ở nơi công cộng và nơi làm việc chưa được đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng; mức lương tối thiểu hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động; lao động cưỡng bức dưới hình thức người lao động phải làm thêm giờ hoặc làm ca đêm để đảm bảo cuộc sống vẫn còn phổ biến,….

Bà Phạm Thị Minh Hằng - Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển

 Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những tiến bộ đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học và thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù đã có bước tiến trong các chỉ số phát triển vĩ mô trong thập kỷ qua, nhưng vẫn còn chưa đủ thỏa đáng và đáp ứng tính bình đẳng. Tư tưởng phụ quyền hạ thấp địa vị và năng lực của phụ nữ làm trầm trọng hóa tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử, hạn chế tiếp cận cơ hội và tài nguyên cũng như loại trừ họ ra khỏi quá trình đưa ra quyết định.

Cụ thể, có khoảng 40% phụ nữ lao động trong khu vực công nhưng rất ít trong số họ nắm giữ vị trí lãnh đạo. Phần lớn phụ nữ làm việc ở các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, thiếu kỹ năng và thu nhập ít hơn nam giới 33%. Bên cạnh đó, sự biến đổi của khí hậu cũng gây những ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của quốc gia và phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn các nhóm khác vì phần lớn do họ thiếu nguồn lực kinh tế xã hội và dễ rơi vào tình cảnh đói nghèo.

Theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội có những nơi có tới 80% phụ nữ trên 35 tuổi làm việc trong các khu công nghiệp bị buộc phải nghỉ việc hoặc tự bỏ việc. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục tuyển người trẻ rồi sa thải công nhân hiện có, một năm thay đến 40% lao động. Điều này gây ra những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người lao động, đặc biệt là lao động nữ tại các công ty.

  

Cũng theo Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017, năng suất lao động của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp (nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 28,4% nhưng hiệu suất chỉ đạt 2,6%); năng suất lao động nề kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành ước đạt 92,1 triệu đồng, tương đương khoảng 4.11 USD/ lao động, tăng 5,9% so với năm 2016. Tuy nhiên tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay không thể hiện sự vượt trội so với các nước Đông Á, Đông Nam Á khác và thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia cùng khuc vực.

Để góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam, rong thời gian tới, cần có các chính sách đẩy mạnh các công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tới mọi tầng lớp nhân dan, xây dựng và triển khai các hoạt đông truyền thông, các mô hình về bình đẳng giới phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nhằm khắc phục tình trạng “mù giới”, “định kiến giơi” hoặc “lệch giới”’…Đồng thời khiến nghị Chính phủ triển khai xây dựng, triển khi thực hiện các Kế hoạch, Chương trình, Đề án tập trung giải quyết một số vấn đề lớn như bạo lực đối với phụ nữ, xâm hại trẻ em gái, nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, vấn đề phát triển cán bộ nữ dân tộc thiểu số,…

Bà Trần Thị Khánh Hòa, Cố vấn truyền thông, Viện nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED)

Bà Trần Thị Khánh Hòa, Cố vấn truyền thông, Viện nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) chia sẻ, để bảo đảm người dân ở mọi nơi có thông tin và nhận thức phù hợp về phát triển bền vững và cách sống hài hòa với thiên nhiên cần xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thông tin truyền thông trong việc nâng cao nhận thức của người dân về các chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển bền vững của đất nước; phổ biến nội dung, thông tin về phát triển bền vững.

Tọa đàm là không gian chia sẻ và đối thoại để tìm kiếm các giải pháp và cách thức nhằm tăng cường sự phối hợp và thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan truyền thông, báo chí với các tổ chức xã hội nhằm phát huy hiệu quả trong công tác truyền thông, theo dõi và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

Các diễn giả chia sẻ tại buổi Tọa đàm

Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) được Chính phủ Việt Nam khẳng định là Chiến lược phát triển lâu dài của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã có những tuyên bố mạnh mẽ về cam kết tập trung nguồn lực và huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân để thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 và SDGs.

Theo quyết định số 662/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành KHHĐQG thực hiện trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã khẳng định một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững. Bởi đây cũng là kênh thông tin giúp kết nối người dân, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội với SDGs một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.