24/04/2024 lúc 01:45 (GMT+7)
Breaking News

Đảng bộ, chính quyền xã Hiệp Cường và tư tưởng “lấy dân làm gốc”

VNHN - Là địa phương cán đích nông thôn mới tương đối sớm, xã Hiệp Cường (Kim Động - Hưng Yên) còn vinh dự được huyện nhà đặt vấn đề chọn làm xã đạt mục tiêu nông thôn mới mẫu mực về trường học. Có được điều đó là nhờ Đảng bộ, chính quyền xã luôn “lấy dân làm gốc”, coi đó như kim chỉ nam trong mọi hành động.

VNHN - Là địa phương cán đích nông thôn mới tương đối sớm, xã Hiệp Cường (Kim Động - Hưng Yên) còn vinh dự được huyện nhà đặt vấn đề chọn làm xã đạt mục tiêu nông thôn mới mẫu mực về trường học. Có được điều đó là nhờ Đảng bộ, chính quyền xã luôn “lấy dân làm gốc”, coi đó như kim chỉ nam trong mọi hành động.

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hiệp Cường lần thứ XXIII thành công rực rỡ 

“Lấy dân làm gốc” giống như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Người, để thực sự “lấy dân làm gốc”, cần phải biết tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; làm tốt công tác dân vận và nâng cao trách nhiệm của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng.

Thấm nhuần tư tưởng đó của Hồ Chủ Tịch, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Hiệp Cường luôn đặt vấn đề chăm lo cho đời sống nhân dân lên hàng đầu. Từ một xã nghèo, ruộng đồng manh mún, đường xá khó đi, trường học, trạm y tế xã xuống cấp. Vậy mà chỉ chưa đầy 10 năm, Hiệp Cường thực sự thay da đổi thịt.

Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) ghi nhận những nỗ lực mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hiệp Cường đạt được trong 5 năm qua. Theo đó: tăng trưởng bình quân 7,6%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt kết quả ấn tượng, bình quân tăng 22%/năm; thương mại và dịch vụ phát triển tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương; là một trong 04 xã đầu tiên của huyện được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đang tập trung xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân; là một trong những địa phương thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi từ trồng lúa sang cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân; Giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao và bảo đảm an sinh xã hội có nhiều chuyển biến, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%, đời sống nhân dân ngày càng nâng lên.

Trao đổi với chúng tôi về nguyên nhân xã nhà có được những kết quả đó, Bí thư xã - Phạm Đức Lạng cho biết: Cái quan trọng của người làm lãnh đạo là làm tốt công tác dân vận, phải biết đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, phải giúp họ hiểu việc nâng cao trách nhiệm của bản thân có ý nghĩa như thế nào với chính cuộc sống của họ.

Ví như khi bắt tay vào thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, ban đầu mình chỉ dám đăng ký làm có 6 tuyến đường thôi nhưng cũng phải trầy trật, vất vả lắm mới động viên được bà con đóng góp. Vậy mà cũng chỉ làm được có 3 tuyến. Thế nhưng, khi thấy được lợi ích thiết thực từ những con đường mới, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống, bà con bắt đầu đua nhau đến đề nghị được làm và không phải bàn đi bàn lại như trước nữa.

Nhờ thế, gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, xã Hiệp Cường đã huy động được hơn 200 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp khoảng 60 tỷ. “Theo mình, cái chính là phải làm sao để bà con hiểu được đường lối, chủ trương của Đảng là đúng đắn. Hiểu được lợi ích thiết thực từ phong trào. Và quan trọng hơn, cán bộ phải gần dân, phải hiểu được tâm tư của bà con để mà cùng tháo gỡ. Mình dự định làm cái gì? Cần nguồn vốn bao nhiêu? Ngân sách hiện có thế nào? Cần huy động bao nhiêu ở bà con,..? Cái đó mình phải cho bà con được biết. Thế nên, “tất cả những công trình xây dựng đều công khai về tài chính; quá trình triển khai được cán bộ và nhân dân bàn bạc cụ thể, thấu đáo”.

Những người con ưu tú luôn kề vai sát cánh cùng quê hương

Vui hơn cả là sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng làng xã rất cao. Người thì góp tiền, người thì góp công, người thì góp đất đai để làm đường… Rồi thì công cuộc dồn ô đổi thửa. Ban đầu, khi gieo vấn đề trên với bà con, mọi người đều phản đối. Bởi, ai cũng sợ bị chia vào mảnh ruộng xấu, đi lại khó khăn. Sau khi tập hợp tất cả những tâm tư của bà con, “Cán bộ xã xuống từng thôn, xóm kết hợp với nhân dân vẽ lại toàn bộ hệ thống kênh mương, thủy lợi. Theo đó, toàn xã đã đầu tư đào đắp hơn 130.000m3 đất, chia lại ô thửa, làm đường, làm thủy lợi nội đồng”. Chính vì thế, việc dồn ô đổi thửa từ chỗ rất khó trở thành rất dễ.

Khi được hỏi, địa phương đã làm gì để nhận được sự đóng góp xây dựng quê hương của những người con xa quê, ông Lạng nói: Cán bộ xã đã kêu gọi mọi người con xã nhà cùng chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp. Rất ngưỡng mộ và cảm phục những người con địa phương, những người đang giữ các cương vị khác nhau ở các địa phương khác, ở nước ngoài. Đặc biệt những người thành đạt trong công tác. “Các bác ấy không những góp công, của, mà còn luôn đau đáu hướng về quê hương, trăn trở tìm giải pháp, hiến kế cho xã, giúp xã hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới”.