20/04/2024 lúc 08:19 (GMT+7)
Breaking News

Đắk Nông: Hình thành, phát triển và hội nhập

Đắk Nông là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, miền Trung, Việt Nam. Từ ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk. Là tỉnh có vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của đại ngàn, của những ngọn thác, hồ nước tự nhiên và đặc biệt là cả một kho tàng văn hóa đồ sộ và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở nơi đây.

Đắk Nông là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, miền Trung, Việt Nam. Từ ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk. Là tỉnh có vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của đại ngàn, của những ngọn thác, hồ nước tự nhiên và đặc biệt là cả một kho tàng văn hóa đồ sộ và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở nơi đây.

Nằm ở ngã ba của các quốc gia Đông Dương, luôn chịu sự tranh chấp của nhiều thế lực bên ngoài với các tộc người bản địa hoặc giữa các thế lực xâm lược với nhau. Vì vậy, vùng đất này luôn chịu sự xáo trộn về ranh giới địa lý hành chính. 

Tháng 1/1959, chính quyền Sài Gòn cắt một phần phía Tây của tỉnh Đắk Lắk, một phần quận Kiến Hòa của Thủ Dầu Một để thành lập tỉnh Quảng Đức. Địa giới hành chính tỉnh Quảng Đức, về cơ bản giống như địa giới tỉnh Đắk Nông ngày nay, được chia làm 3 quận: Quận Đức Lập, quận Kiến Đức, quận Khiêm Đức và khu hành chính Đức Xuyên. Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chiến lược và điều kiện chiến tranh, tháng 12 năm 1960, Trung ương đã quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia địa giới của địch (lấy mật danh là B4), thuộc Liên tỉnh IV, do Liên khu V trực tiếp chỉ đạo; giữa năm 1961, tỉnh Quảng Đức do khu VI trực tiếp chỉ đạo.

Đầu năm 1962, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Cách mạng, Trung ương quyết định giải thể tỉnh Quảng Đức, chuyển Đức Lập, Đức Xuyên nhập về tỉnh Đắk Lắk, Kiến Đức nhập về tỉnh Phước Long, Khiêm Đức nhập về tỉnh Lâm Đồng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 5/1975, thực hiện chủ trương của Trung ương, tỉnh Quảng Đức được thành lập lại, Chính quyền Cách mạng đã nhanh chóng chỉ đạo các cấp, các ngành ổn định tổ chức, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước phát triển kinh tế - xã hội. Tháng 11/1975, tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk.

Từ ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Nông được tái lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk. Hiện nay, tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã gồm: Cư Jut, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk Rlâp, Đăk Glong, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Trung tâm tỉnh lỵ là Thị xã Gia Nghĩa . 

Ngày 27 tháng 6 năm 2005, chia Huyện Đắk Nông thành Thị xã Gia Nghĩa (thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông) và Huyện Đắk Glong. Ngày 22 tháng 11 năm 2006, chia Huyện Đắk R'Lấp thành 2 huyện: Huyện Đắk R'Lấp và Huyện Tuy Đức. Ngày 17 tháng 12 năm 2019, chuyển Thị Xã Gia Nghĩa lên Thành Phố Gia Nghĩa.

Từ năm 1960 đến nay tỉnh Đắk Nông đã trải qua sự lãnh đạo của 9 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông qua các thời kỳ: Đồng chí Vũ Anh Ba (Hồng Ưng): Năm 1960 -  Đồng chí Phạm Thuần (Chín Cán): Năm 1961- Đồng chí Nguyễn Khắc Tính (Ba Ban): 1961 - 1966 - Đồng chí Nguyễn Tuấn (Ba Đăng): 1967 - 1969; 5/1975 - 11/1975 - Đồng chí Trần Phòng (Bảy Biên): 1969-1971 - Đồng chí Phan Tuấn Pha: 2003 - 2005; 2005 - 2010 - Đồng chí Trần Quốc Huy: 2010 - 2015 - Đồng chí Lê Diễn: 2015-2020 và hiện nay, đồng chí Ngô Thanh Danh đang  giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông khóa XII, nhiệm kỳ 2020 – 2021.

 Từ ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Nông được tái lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội (Ảnh: cttdt Đắk Nông).

Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đăk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối với tỉnh Bình Phước, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km, về phía Bắc cách Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 120km; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 120 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160 km về phía Đông. Có 130 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Đăk Per nối thông với Mondulkiri, Kratie’, Kandal, Phnom Penh, Siem Reap, v.v. của nước bạn Campuchia. Với vị trí địa lý thuận lợi Đắk Nông mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, khi tuyến đường Hồ Chí Minh cơ bản được nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đi vào hoạt động, một số công trình hạ tầng liên vùng của Tây Nguyên được xây dựng, hợp tác kinh tế giữa 3 nước trong tam giác phát triển được mở rộng… là cơ hội tác động mạnh mẽ đến giao lưu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, thị trường được mở rộng và cơ hội hợp tác đầu tư sẽ nhiều hơn; phát triển kinh tế sẽ là tập trung vốn để đầu tư phát triển mạnh các ngành có tiềm năng, lợi thế như chế biến cà phê, cao su, tiêu, điều, nông, lâm sản chủ lực, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp khai khoáng; trong tương lai Đăk Nông sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.

Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố với dân số thống kê năm 2019 là 625.822 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng..., Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Gia Nghĩa.

Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn.

Ngày 12 tháng 01 năm 2021, Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết Số: 1190/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Đắk Nông. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cư Jút và huyện Đắk Mil thuộc tỉnh Đắk Nông Điều chỉnh 2,56 km2 diện tích tự nhiên của xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil vào xã Cư Knia, huyện Cư Jút. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cư Jút và huyện Đắk Mil, Xã Cư Knia, huyện Cư Jút có 32,16 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.805 người. Xã Cư Knia giáp các xã Đắk Drông, Nam Dong, Trúc Sơn và huyện Đắk Mil;  Xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil có 90,82 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.564 người. Xã Đắk R’la giáp các xã Đắk Gằn, Đắk Lao, Đắk N’Drot, Đức Mạnh, Long Sơn; huyện Krông Nô và huyện Cư Jút; Huyện Cư Jút có 723,26 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 92.464 người; có 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 xã và 01 thị trấn. Huyện Cư Jút giáp huyện Đắk Mil, huyện Krông Nô; tỉnh Đắk Lắk và Campuchia; Huyện Đắk Mil có 679,02 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 100.702 người; có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 xã và 01 thị trấn. Huyện Đắk Mil giáp các huyện Cư Jút, Đắk Song, Krông Nô và Campuchia.

Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nam Xuân, xã Tân Thành và thị trấn Đắk Mâm thuộc huyện Krông Nô. Điều chỉnh 4,64 km2 diện tích tự nhiên và 425 người của thị trấn Đắk Mâm vào xã Nam Xuân; Điều chỉnh 2,60 km2 diện tích tự nhiên và 270 người của thị trấn Đắk Mâm vào xã Tân Thành;  Điều chỉnh 2,58 km2 diện tích tự nhiên của xã Tân Thành vào xã Nam Xuân. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã Nam Xuân, xã Tân Thành và thị trấn Đắk Mâm: Xã Nam Xuân có 37,76 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.863 người. Xã Nam Xuân giáp các xã Đắk Sôr, Nam Đà, Tân Thành, thị trấn Đắk Mâm và huyện Đắk Mil; Xã Tân Thành có 88,09 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.274 người. Xã Tân Thành giáp các xã Đắk Drô, Nam Xuân, Nâm Nung, thị trấn Đắk Mâm; huyện Đắk Mil và huyện Đắk Song; Thị trấn Đắk Mâm có 18,16 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.525 người. Thị trấn Đắk Mâm giáp các xã Đắk Drô, Nam Đà, Nam Xuân và Tân Thành.

 

Đắk Nông có vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của đại ngàn và đặc biệt là cả một kho tàng văn hóa đồ sộ và đặc sắc của đồng bào các dân tộc (Ảnh: cttdt Đăk nông).

Về trung tâm y tế , trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Nông có 79 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 8 trạm xá, 71 trạm y tế phường xã, với 1029 giường bệnh và 258 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483 nữ hộ sinh. Đắk Nông có bệnh viện tuyến tỉnh là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông, nhưng cơ sở vật chất và kỹ thuật tại bệnh viện còn nhiều mặt hạn chế, thiếu các máy móc thiết bị hỗ trợ nên tình trạng bệnh nhân phải chuyển tuyến đến các bệnh viện tuyến trên như: Bệnh viện Chợ Rẫy (Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đà Nẵng (Đà Nẵng), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) còn cao. Ngành Y tế của tỉnh đang tập trung về nhân lực, tìm hiểu các kỹ thuật hiện đại, tham gia các khóa đào tạo từ các bệnh viện tuyến trên để hạn chế được tình trạng trên.

Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Đắk Nông, Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xây dựng hệ thống đô thị và nông thôn phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cả nước, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông

Đề xuất khung phát triển vùng, phân bố các vùng kinh tế động lực, như: Vùng đô thị hóa, vùng công nghiệp, vùng du lịch, vùng sản xuất nông lâm ngư nghiệp chủ đạo, các trục kinh tế – đô thị chủ đạo, đô thị trung tâm cấp vùng và tiểu vùng, các đô thị chuyên ngành,… phải đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của tỉnh về điều kiện tự nhiên và hệ thống khung hạ tầng kỹ thuật chính; đảm bảo mối liên kết đô thị – nông thôn. Nghiên cứu, đề xuất các khu chức năng đặc thù về công nghiệp, du lịch, vùng sinh thái nông nghiệp (nông trường, lâm trường…), vùng bảo vệ cảnh quan tự nhiên (bảo vệ rừng đầu nguồn, hồ, đập…) đáp ứng với yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đề xuất tổ chức không gian hệ thống đô thị, danh mục các đô thị nâng cấp mở rộng, đô thị xây mới, phân cấp loại đô thị, lựa chọn hình thái, cấu trúc, tính chất, chức năng và quy mô các đô thị. Xác định vai trò và các nguyên tắc phát triển đô thị Gia Nghĩa, là tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thương mại du lịch, văn hóa – xã hội và trung tâm khoa học chuyển giao công nghệ của tỉnh Đắk Nông.

Xây dựng đô thị Gia Nghĩa trở thành đô thị có vai trò thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh Đắk Nông, có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và là đô thị quan trọng trong vùng Tây Nguyên và của Việt Nam (trung tâm công nghiệp bô xít), có sức hút và tác động rộng lớn đối với các tỉnh xung quanh và quốc tế.

Khu dân cư nông thôn: Xác định mô hình cấu trúc cư trú nông thôn gắn với các vùng sản xuất theo hướng tập trung áp dụng công nghệ cao,… Tạo lập động lực phát triển một số khu dân cư nông thôn tập trung theo hướng hình thành đô thị loại V; kết nối với các đô thị đã có, hệ thống hạ tầng vùng tỉnh, các khu vực công nghiệp, du lịch, thương mại tập trung.
Hiện nay du lịch Đắk Nông cũng đang phát triển, du lịch sinh thái văn hóa núi Nâm Nung  xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song, điểm du lịch Thác 7 tầng (thác Len gun),  khu bảo tàng thiên nhiên Nâm Nung; khu du lịch sinh thái văn hóa hồ Ea Snô xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô; khu du lịch sinh thái dọc bờ sông Sêrêpốk (gồm nhiều hạng mục) xã Tâm Thắng huyện Cư Jút; khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng (gồm nhiều hạng mục) xã Đăk P'lao, huyện Đăk Glong. 

Trong tương lai, tỉnh Đắk Nông cùng với cả nước tiếp tục ra sức thi đua, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng một Đắk Nông phát triển giàu đẹp, văn minh, nhân ái, nghĩa tình.