24/04/2024 lúc 07:27 (GMT+7)
Breaking News

Đắk Lắk: Những hy sinh thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch

Chiến trường nào cũng biết bao gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát hy sinh. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay đã đọng lại nhiều hình ảnh xúc động, chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt Nam.

Chiến trường nào cũng biết bao gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát hy sinh. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay đã đọng lại nhiều hình ảnh xúc động, chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt Nam.

 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung trực tiếp thăm kiểm tra khu cách ly tập trung.

Những người hùng nơi tuyến đầu chống dịch

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong những tháng qua, với lời hiệu triệu “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, đoàn kết, trách nhiệm sâu sát từ Trung ương đến tận tổ dân phố, thôn xóm, khu dân cư vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19.

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong những tháng qua.

Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, trong cuộc chiến này toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh Đắk Lắk cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi chống dịch như "chống giặc”. Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng sớm đưa tỉnh nhà trở lại “cuộc sống bình thường mới". Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những ngày  tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn vội, ngủ tranh thủ tại nơi làm việc", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19.

Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh.

Ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch bất kể ngày đêm hoặc cả tháng chưa về đến nhà. Như chia sẻ của bác sĩ Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk “Chỗ có dịch bệnh là nơi mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào”.

Chị Hương một điều dưỡng phải ở lại tại khu cách ly để làm nhiệm vụ phòng, chống dịch, mà không thể về gặp mặt cha lần cuối.

Theo chị Hương, Một điều dưỡng tại khu cách ly trường Đại học Tây Nguyên,  bộc bạch đã gần 1 tháng nay, chị Hương phải ở lại tại khu cách ly để làm nhiệm vụ phòng, chống dịch. "Chúng tôi không sợ dịch bệnh, nhưng chúng tôi chỉ lo là nếu về thì ai sẽ chăm sóc cho người bệnh đây”. Ngày thường, các bác sĩ vốn đã rất bận, nhưng trong mùa dịch vừa điều trị cho các bệnh nhân cũ, vừa phải tiếp nhận các ca cấp cứu mới. Bên cạnh đó còn kiêm thêm nhiệm vụ trực, đo thân nhiệt, nhắc nhở, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà đeo khẩu trang, rửa tay sát trùng. Có những y, bác sĩ, nhân viên y tế kiêm nhiệm vụ khuân vác, phân phối hàng hóa…

Chỗ có dịch bệnh là nơi mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào.

"Lá chắn thép" bảo vệ sức khỏe nhân dân

Còn nhiều lắm những gian truân, hy sinh thầm lặng trong cuộc chiến này, bởi cùng với “chiến sĩ áo trắng” tham gia chống dịch, quân đội, công an luôn là lực lượng tiên phong đi đầu, trực tiếp tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Phát huy truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân”; “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, mỗi cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an đang ngày đêm dãi nắng dầm sương, tạo thành những "lá chắn thép" ở nơi tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tham gia chống dịch, quân đội, công an luôn là lực lượng tiên phong đi đầu, trực tiếp tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Không chỉ vậy, các cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an không quản ngại khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, sẵn sàng nhường doanh trại để tiếp nhận người cách ly, dựng hàng chục lều bạt dã chiến “ăn lán, ngủ rừng” để sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, sẵn sàng vì nhân dân quên mình.

Các cán bộ, chiến sĩ không quản ngại khó khăn, gian khổ vào chi viện cho miền Nam.

Ngay từ những ngày đầu có dịch, Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh Đắk Lắk đã quán triệt sâu sắc chỉ đạo quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bằng nhiều hình thức với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Trong bất luận tình huống nào lực lượng vũ trang cũng phải sẵn sàng đi đầu trong phòng, chống dịch COVID-19.

Lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk chủ động kiểm soát, ngăn ngừa và phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó lực lượng cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh Đắk Lắk cùng với Sở Y tế và các cơ quan, ban ngành kích hoạt hai điểm tiếp nhận cách ly công dân tập trung tại thành phố Buôn Ma Thuột gồm: Ký túc xá Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk và Ký túc xá Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh Trường Đại học Tây Nguyên. Với tinh thần phát huy hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, vai trò của chính quyền và lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk trong chủ động ngăn ngừa và phòng, chống dịch Covid-19, đây là yếu tố quyết định để hạn chế mức thấp nhất việc lây nhiễm chéo giữa các đối tượng và lan ra cộng đồng. 

 Công an tỉnh Đắk Lắk đã quán triệt sâu sắc chỉ đạo quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bằng nhiều hình thức.

Đặc biệt, “Các chốt phải duy trì 24/24h, lại kéo dài nhiều ngày nên cũng không ai hỗ trợ ai được. Bởi vậy, anh Đông đã ở luôn tại Đội những lúc hết ca, phần thời gian còn lại thì ăn ngủ tại ngay chốt trực. Thực lòng mà nói, tôi rất nhớ mấy đứa nhỏ, nhưng vì nhiệm vụ, công việc, nên mỗi người đều phải khắc phục hoàn cảnh". Anh Đông tâm sự.

Các chốt phải duy trì 24/24h, lại kéo dài nhiều ngày.

Giữa mùa đại dịch, khó có thể nói hết những nhọc nhằn, lo toan trên khuôn mặt của cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm túc trực, chăm sóc, giúp đỡ người bệnh. Hay hình ảnh cán bộ, chiến sĩ quân đội với những đêm ngủ ngoài trời, những bữa cơm ăn vội’ hay như lúc ngủ vùi sau những ngày tuần tra, làm nhiệm vụ mệt rã rời đã khiến không ít người xúc động. Những người như anh lái xe, chú bộ đội, những bác dân quân tự về ấy không lên báo, cũng chẳng mong nhận được nhiều lời cảm ơn nhưng trong tâm niệm họ hiểu rằng ở thời khắc này nhiệm vụ đang gánh vác là trọng trách thiêng liêng bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, họ sẵn sàng vì nhân dân quên mình, vì sự bình yên cho người dân./.