20/04/2024 lúc 14:15 (GMT+7)
Breaking News

Đại sứ thân thiện làng nghề VŨ THỊ MAI: Nương theo Phật pháp làm việc thiện

VNHN - Ai ơi cứ ở cho lành, tu nhân tích đức để dành về sau; “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người” lòng từ bi là cốt lõi giáo huấn của đạo Phật, và những hoạt động từ thiện giúp người là cụ thể hoá lòng từ bi nơi các Phật tử, việc từ thiện tự nó là rất tốt đẹp, vì nó hướng tới tha nhân, những người đang cần đến sự sẻ chia giúp đỡ.

VNHN - Ai ơi cứ ở cho lành, tu nhân tích đức để dành về sau; “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người” lòng từ bi là cốt lõi giáo huấn của đạo Phật, và những hoạt động từ thiện giúp người là cụ thể hoá lòng từ bi nơi các Phật tử, việc từ thiện tự nó là rất tốt đẹp, vì nó hướng tới tha nhân, những người đang cần đến sự sẻ chia giúp đỡ.

Từ thiện theo quan điểm của nhà Phật có câu rằng: Nương theo giáo pháp Phật Đà / Chữ Tâm Phật dạy giúp ta độ đời/ Đến bờ giác ngộ thảnh thơi /Thoát ly phiền não cuộc đời an vui. Xa xưa, từ thiện được xem là căn bản của đạo đức và tình nhân đạo cũng như là một đức tính hay là đức hạnh cần thiết trong nhiều tôn giáo. Trong Kitô giáo, Do Thái giáo, Phật giáo và Hồi giáo, các giáo dân được khuyến khích thực hiện điều này. Doanh nhân Vũ Thị Mai vốn là Phật tử của Phật giáo, chị đã từng bước nương theo phật pháp để làm nhiều việc thiện và coi những việc làm thiện tâm ấy chính là một phần lẽ sống của mình.

Bà Vũ Thị Mai 

Theo doanh nhân Vũ Thị Mai: xã hội của chúng ta mặc dù đang từng bước được cải thiện, nhưng đây đó, kể cả ngay giữa lòng những thành phố lớn, vẫn còn những người rất nghèo khổ. Hoạt động từ thiện mang lại an vui, lợi lạc cho chúng sinh, góp phần giảm thiểu những khó khăn, đau khổ trong đời sống. Những việc làm này vừa có giá trị đối với đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người.

Để chuyển hóa những suy nghĩ đó trở thành hành động, doanh nhân Vũ Thị Mai chủ chương tổ chức các hoạt động thiện nguyện bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào. Mùa Vu Lan năm nay, tại công ty đồ gỗ Mỹ Nghệ Hướng Mai đã tiến hành đại lễ cầu phúc, cầu an, mừng tuổi mẹ trong chương trình “Bông Hồng Cài Áo”. Đại lễ đã diễn ra thành công sự chứng kiến của Thượng tọa Thích Vân Phong - Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành viên Viện Nghiên cứu -Phật giáo Việt Nam, đặc trách Lịch sử Phật giáo Việt Nam đồng chủ trì khóa lễ, thầy Thích Tịnh Hiếu - trụ trì chùa Yên Phong, thầy Thích Tịnh Hạnh trụ trì chùa Phù Khê, NSƯT Nguyễn Thị Thanh Loan - hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội, chủ tịch chi hội điện ảnh công an, đi cùng với bà là nữ doanh nhân xinh đẹp Đoàn Hồng Hạnh ( giám đốc khách sạn Hạnh). Đó phải chăng chính là sự hội tụ tốt đẹp của chữ duyên lành giúp Công ty Hướng Mai tổ chức thành công ngày Lễ Vu Lan báo hiếu cho toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty.

Trong những năm trở lại đây, Phật tử Vũ Thị Mai cùng nhiều doanh nhân khác trong câu lạc bộ của mình đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tiêu biểu nhất phải kể tới chương trình từ thiện xây dựng điểm trường cấp 1 Châu Quế Hạ, tại Yên Bái. Đây là một việc làm hết sức ý nghĩa và nhân văn, bởi theo Phật tử Vũ Thị Mai quan niệm rằng: “Nếu cho họ một bữa ăn no thì họ chỉ có thể no ngay trong lúc đó, nhưng nếu ta cho họ những hạt giống để họ gieo trồng lên thành những mùa vụ và tiếp nối sự sống bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình, thì cái đó mới thực sự là ta đã cho đi thành công”.

Trung tuần tháng 8 vừa qua, Phật tử Vũ Thị Mai đã cùng với đoàn từ thiện do quỹ Better Life Viet Nam, nhóm từ thiện lớp Global CEO Academy do thầy hiệu Dr. Kim In Hwan – hiệu trưởng dẫn đoàn đã đến trao quà và tặng sách cho các em học sinh tiểu học thuộc trường Tiểu học Liêm Tuyền, Hà Nam. Ngôi trường có hơn 300 học sinh và gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như nhân lực phục vụ công tác giáo dục. Nhiều năm qua nhà trường không đủ kinh phí để thuê một người bảo vệ, các em học sinh không có nhà để xe, nhà vệ sinh tạm bợ, trang thiết bị ọp ẹp, thô sơ, phòng họp của cán bộ giáo viên cũ kỹ, hầu hết là những vật dụng còn lưu lại từ nhiều năm. Đặc biệt là sách vở cho các em còn rất thiếu thốn. Qua buổi trao quà và tặng sách này, đoàn từ thiện đã có thật nhiều hoạt động vui chơi, chia sẻ cùng thầy trò của trường và quan trọng nhất là được nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của những em học sinh, đó chính là món quà vô giá nhất mà đoàn từ thiện và cá nhân nữ Phật tử Hướng Mai cảm nhận được trong hành trình này.

Dự kiến tới đây chị sẽ tham gia nhiều hơn nữa những dự án kết nối trao tặng học bổng cho các em học sinh, sinh viên nghèo hiếu học tại trường Đại học Ngoại Thương (T9/2017 trao 02 xuất học bổng trị giá 60 triệu), trường đại học Kinh tế Quốc dân…mỗi xuất học bổng giá trị hàng chục triệu đồng.

Khi được hỏi về khởi nguồn của việc làm thiện nguyện này. Phật tử Vũ Thị Mai chia sẻ: “Khi tôi gặp khó khăn, tôi đã từng ao ước có một bàn tay màu nhiệm giúp đỡ mình, lúc đó tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc, biết ơn và cố gắng phấn đấu để sống tốt lên, để có cơ hội đền đáp lại công ơn người đã giúp đỡ mình. Những việc tôi đang và sẽ làm chỉ là một phần bé nhỏ đóng góp cùng xã hội, nhưng tôi thầm nghĩ, chính suy nghĩ tích cực và hành động đúng đó đã giúp tôi vươn lên và thành công như ngày hôm nay vậy thì những người khác cũng sẽ như vậy khi nhận được giúp đỡ họ sẽ trở nên tốt hơn và giúp đỡ nhiều người khác nữa. Tôi đã nương theo lời Phật dạy, làm từ thiện bằng chữ Tâm, và cố gắng truyền tải thông điệp cho đi chính là nhận lại, có như thế việc làm tử tế mới nhân rộng hơn, xã hội ai ai cũng hoan hỉ làm nhiềuviệc tốt. Với tôi đơn giản thiện nguyện chính là đức hạnh ở con tim”

Làm việc thiện khi được khởi nguồn từ trái tim thuần khiết, làm một cách vô điều kiện chỉ cần cho đi mà không cần nhận lại, đó chính là cách thí của nhà Phật. Nữ Phật tử Vũ Thị Mai, người được mệnh danh là Đại sứ thân thiện làng nghề Đồng Kỵ đã nương theo Phật pháp làm việc thiện và khiến trái tim thiện tâm ấy lan tỏa. Dưới góc độ một doanh nhân, chị giống như một nữ thuyền trưởng tài năng, khi trở về gia đình chị là người vợ người mẹ mẫu mực, và với xã hội chị đã và đang sống xứng đáng trở thành người có ích, có tầm ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng. Và đó chính là nét đẹp truyền thống ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam và bản lĩnh Vũ Thị Mai trong thời kỳ hội nhập.