19/04/2024 lúc 17:30 (GMT+7)
Breaking News

Đại dương hấp thụ nhiều CO2 hơn chúng ta nghĩ

VNHN - Một nghiên cứu mới đây còn chỉ ra, nhân loại có thể đã đánh giá chưa đúng về hiệu quả của bể chứa carbon khổng lồ này. Các nhà khoa học tại Viện Hải dương Woods Hole (WHOI) đã xây dựng một mô hình tính toán và kết luận: đại dương, cỗ máy bơm sinh học tự nhiên, trên thực tế đang hấp thụ lượng CO2 gấp đôi so với những gì chúng ta vẫn biết.

VNHN - Một nghiên cứu mới đây còn chỉ ra, nhân loại có thể đã đánh giá chưa đúng về hiệu quả của bể chứa carbon khổng lồ này. Các nhà khoa học tại Viện Hải dương Woods Hole (WHOI) đã xây dựng một mô hình tính toán và kết luận: đại dương, cỗ máy bơm sinh học tự nhiên, trên thực tế đang hấp thụ lượng CO2 gấp đôi so với những gì chúng ta vẫn biết.

Thay vì chỉ dựa trên các phép đo được thực hiện ở độ sâu cố định, các nhà khoa học đã sử dụng thêm dữ liệu thu thập từ những cảm biến diệp lục, cho thấy sự hiện diện của nhiều loại thực vật phù du ở khu vực mới là vùng rìa thực sự của euphotic zone. Từ kết quả phân tích, nhóm kết luận: độ sâu của ranh giới này sẽ thay đổi tùy theo từng vùng biển, và theo ước tính, đại dương có thể hấp thụ nhiều hơn, thậm chí gấp đôi lượng carbon mà chúng ta vẫn nghĩ. Nếu được áp dụng rộng rãi, hiểu biết mới này sẽ cung cấp cho nhân loại một cái nhìn rõ ràng hơn về ảnh hưởng của carbon đối với khí hậu, cùng những đề xuất chính sách trên phạm vi toàn cầu để giảm thiểu tác động đó.

“Từ những thước đo mới, chúng tôi sẽ điều chỉnh các mô hình tính toán, để không chỉ hiểu rõ về hiện trạng đại dương, mà còn dự đoán cả xu hướng tương lai của nó”, Buesseler cho biết. “Liệu lượng carbon chìm dưới đáy đại dương đang tăng lên hay giảm xuống? Và nó thực sự ảnh hưởng ra sao đến khí hậu của hành tinh mà chúng ta đang sống.” Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Science (Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ).

Nhà khoa học Ken Buesseler trong một chuyến khảo sát nghiên cứu năm 2018. Ảnh:Alyssa Santoro/Viện Hải dương WHOI

Sở dĩ có kỳ công này là nhờ vào các vi sinh vật và thực vật phù du sống trong nước biển, có khả năng quang hợp – tận dụng ánh sáng mặt trời và carbon để tạo thành thức ăn và năng lượng. Vi sinh vật sau đó sẽ chết đi hoặc bị động vật phù du ăn. Những động vật này sau đó lại di chuyển sâu xuống đáy đại dương và mang theo carbon. Tại đây chúng sẽ bị chôn vùi trong lớp trầm tích hoặc bị các sinh vật biển lớn hơn ăn. Theo cách đó, đại dương được cho là có thể hấp thụ khoảng một phần ba lượng CO2 phát thải từ các hoạt động của con người

Nhưng sau khi xem lại phương pháp tính toán cũ về khu vực euphotic zone (đới sáng rõ) ở phía trên bề mặt đại dương, nơi ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua, nhóm nghiên cứu tại WHOI nhận thấy hiệu quả này còn lớn hơn thế. “Theo cách tiếp cận dữ liệu mới, chúng ta sẽ có một cái nhìn rất khác về vai trò xử lý carbon, cũng như điều tiết khí hậu của đại dương”, nhà hóa học biển Ken Buesseler khẳng định.