29/03/2024 lúc 22:21 (GMT+7)
Breaking News

Đại biểu muốn “xem lại” việc tỷ phú Thái mua 34% nhà máy nước Sông Đuống

VNHN - Đại biểu cho rằng, phải xem lại việc thoái vốn tại các nhà máy nước, như vừa rồi bán 34% cổ phần nhà máy nước sạch lớn nhất Việt Nam là Nhà máy nước Sông Đuống cho nhà đầu tư Thái Lan.

VNHN - Đại biểu cho rằng, phải xem lại việc thoái vốn tại các nhà máy nước, như vừa rồi bán 34% cổ phần nhà máy nước sạch lớn nhất Việt Nam là Nhà máy nước Sông Đuống cho nhà đầu tư Thái Lan.

Tại phiên thảo luận Quốc hội sáng 7/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) đặt câu hỏi: Chúng ta biết nước là một trong những vấn đề an ninh, tôi cho rằng còn hơn cả lương thực. Ông nói, vừa rồi, báo chí đã phản ánh việc tỷ phú Thái Lan mua đến 34% cổ phần của Nhà máy nước sạch Sông Đuống lớn nhất Việt Nam.

“Trước tình cung cấp nước sạch như vừa qua, tôi đề nghị chúng ta phải xem xét lại chủ trương này. Chúng ta không nên thoái vốn mà giữ cổ phần chi phối”, ông nói và đề nghị bộ Bộ trưởng, Thủ tướng cho biết thêm ý kiến của mình về việc này.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ghi nhận những đánh giá, quan điểm của đại biểu Nghĩa. Trước việc này, xin tiếp thu trong góc độ trách nhiệm của Bộ.

Trước đó, ngày 8/8/2019, Công ty Cổ phần đại chúng điện và nước WHA (gọi tắt là WHA) - một doanh nghiệp Thái Lan - đã cho phép Công ty WHA Utilities and Power Public Company Limited ký hợp đồng mua bán với ông Do Tat Thang - một cổ đông của Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống để mua 33.986.774 cổ phần, tương đương với 34% tổng số cổ phần của Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống.

Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống nằm ở Khu vực xã Phù Đổng & Trung Mầu, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đây là nhà máy có quy mô cấp nước vùng, với tổng công suất: 900.000 m3/ngày đêm; Tổng công suất dự kiến: 1.200.000 m3/ngày đêm.

Giai đoạn 1, dự án có vốn đầu tư là 5000 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập cụ thể như sau: Công ty nước sạch Hà Nội 10%; Công ty TNHH MTV ứng dụng công nghệ mới và du lịch (Newtaco) 5%; Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam - Oman (Nhà đầu tư ủy thác góp vốn) 27%; Công ty cổ phần Nước Aqua One (Nhà đầu tư ủy thác góp vốn) 58%.

Trên trang web chính thức của Công ty Công ty cổ phần Nước Aqua One (Nhà đầu tư ủy thác góp vốn) 58% cũng đã xác nhận việc danh sách cổ đông Công ty cổ phần Nước mặt Sông Đuống đã có sự xuất hiện của WHAUP (SG) 2DR PTE. LIMITED với 34% tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ. 

Đánh giá về thương vụ này, trong một báo cáo vừa phát hành, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) bình luận, nhà máy sông Đuống là nhà cung cấp nước lớn duy nhất cho hai khu vực phát triển của thành phố (Đông Bắc và Nam Hà Nội) với nhiều cơ hội tăng trưởng cũng như quyền đàm phán giá rất tốt.

“Lợi thế đàm phán giá giá rất tốt vì UBND đã quyết định giá nước cung cấp cho các công ty phân phối thuộc nhà nước sở hữu cao, gần như gấp đôi so với với giá nước của đối thủ cạnh tranh”, VCSC bình luận.

VCSC cho rằng, với thị trường nước hiện tại, rào cản tham gia thị trường rất cao, rủi ro cạnh tranh thấp trong tương lai rất rõ ràng. Nguyên nhân được chỉ ra là để xây dựng một ngày máy nước cần rất nhiều thủ tục giấy tờ ở nhiều cơ quan khác nhau, thường là mất 3 đến 5 năm mới hoàn tất.

“Dự án Sông Đuống được cấp đường ống dài 61 km sang đến đối thủ của mình, làm hạn chế sự phát triển của đối thủ cạnh tranh”, báo cáo nhận định và dự báo Nhà máy nước sông Đuống có nhiều cơ hội để “chiếm” được nhiều địa bàn cấp nước của Hà Nội. Đặc biệt trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh khác phụ thuộc vào nguồn nước ngầm (Hawaco, Hà Đông, Nước sạch số 2) sẽ bị hạn chế mở rộng và phải đóng dần.