29/03/2024 lúc 16:42 (GMT+7)
Breaking News

Đà Nẵng: Bảo tồn và phát huy Nghệ thuật truyền thống “Hồn Việt”

VNHN - Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, vừa qua thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với các đơn vị lữ hành, công ty du lịch trên địa bàn thành phố, Nhà hát Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức chương trình nghệ thuật truyền thống “Hồn Việt”.

VNHN - Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, vừa qua thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với các đơn vị lữ hành, công ty du lịch trên địa bàn thành phố, Nhà hát Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức chương trình nghệ thuật truyền thống “Hồn Việt”.

 Nghệ thuật truyền thống “Hồn Việt”  là màn biểu diễn mang đậm bản sắc của vùng Quảng Nam - Đà Nẵng, được xây dựng dựa trên nghệ thuật Tuồng xứ Quảng. Thông qua vở diễn, nghệ nhân mong muốn đưa nghệ thuật Tuồng xứ Quảng đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là khách du lịch, qua đó giúp làm phong phú và đa dạng sản phẩm du lịch địa phương. Tuy nhiên, sự quan tâm của công chúng dành cho sản phẩm du lịch này ngày càng ít đi.

Nghệ thuật truyền thống “Hồn Việt”  là màn biểu diễn mang đậm bản sắc của vùng Quảng Nam - Đà Nẵng,

Đến với “Hồn Việt”, khán giả khám phá những nét tinh túy của nghệ thuật Tuồng truyền thống thông qua những trích đoạn Tuồng kinh điển và nghệ thuật hóa trang đặc trưng của Tuồng xứ Quảng; đưa khán giả về với không khí rộn ràng của các ngày hội làng quê, lắng đọng với những bản hòa nhạc trầm hùng của dàn nhạc dân tộc Việt Nam. Đồng thời, du khách sẽ còn được trải nghiệm thực tế không gian văn hóa với các loại hình đặc trưng, mặc các trang phục diễn viên Tuồng, tìm hiểu các loại mặt nạ trong các vở Tuồng, kỹ thuật vẽ mặt nạ và tự tay sáng tạo những nét vẽ trên chiếc mặt nạ xinh xắn, tham quan phòng trưng bày nghệ thuật Tuồng tại nhà hát...

Vở diễn nghệ thuật truyền thống Hồn Việt bao gồm 7 tiết mục lần lượt là: Hòa tấu đàn Đá “Cội Nguồn”; Hoạt cảnh: Ngày hội quê tôi; Độc tấu đàn Bầu; Múa Apsara/Trăng trên tháp cổ; Trích đoạn tuồng “Nguyệt Cô hóa cáo”; Múa “Bến nước tình yêu” và Giới thiệu hóa trang các nhân vật Tuồng. Thời gian diễn ra vào 19h45 các ngày trong tuần (trừ thứ Tư) và 17h30 vào ngày Chủ nhật.

Theo báo cáo của Tổng cục du lịch, dự kiến cả năm 2019 Đà Nẵng đón 8,19 triệu lượt khách. Trong đó khách nội địa ước đạt 5 triệu lượt, khách quốc tế ước đạt 3.19 triệu lượt. Vậy làm thế nào để thu hút nhanh chóng lương khách đến tham quan tại sự kiện?

Nguồn khách chủ yếu của buổi diễn là khách nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, việc mở cửa vào mùa thấp điểm khách du lịch đã khiến cho show diễn không có khách và thua lỗ. Hơn nữa, cách tiếp cận của giới trẻ đối với nghệ thuật truyền thống còn quá ít, khiến họ cảm thấy không còn “mặn mà” với loại hình này.

Như vậy, để vở diễn được tiếp cận với nhiều khán giả hơn nữa, không thể thiếu vai trò quảng bá của các công ty du lịch, đơn vị lữ hành trong và ngoài thành phố Đà Nẵng, nâng tầm giá trị truyền thống Việt đối với khán giả trong nước. Bên cạnh đó, nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã đề nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan hỗ trợ trong công tác quảng bá, nhân sự, vị trí đậu đỗ xe, đồng thời được thực hiện cơ chế tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên chứ không tự chủ hoàn toàn. Hiện nay, nhà hát tự chủ 12%, sẽ phấn đấu tự chủ 30% vào năm 2021.

NSUT ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh cho biết: "Bởi vì tiêu chí mình đưa ra là show biểu diễn này phải phục vụ được du khách và phải biểu diễn thường xuyên; và phải tạo địa điểm số 155 Phan Châu Trinh- thành phố Đà Nẵng thành một điểm đến. Chính vì vậy, dù muốn hay không muốn trước mắt mình vẫn phải duy trì. Để xây dựng được một điểm đến cũng giống như một nơi thưởng thức nghệ thuật cần phải cả một thời gian dài. Nhưng vì chương trình của mình là thực hiện nhiệm vụ chính trị và sử dụng kinh phí của Nhà nước nên để lỗ dài ngày là không được. Một là anh em nghệ sĩ chịu thiệt thòi và hiện nay là đang xác định như thế"./.