17/04/2024 lúc 03:27 (GMT+7)
Breaking News

Công tác thông tin, truyền thông về nhân quyền trong bối cảnh hiện nay

Truyền thông, báo chí luôn luôn song hành cùng với cơ quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm gần đây với sự phát triển đột phá của công nghệ truyền thông hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng của Việt Nam, truyền thông nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng càng có cơ hội phát huy sức mạnh và tầm ảnh hưởng to lớn trong việc thực hiện chức năng và vai trò đối với hoạt động bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh nhiề

Truyền thông, báo chí luôn luôn song hành cùng với cơ quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm gần đây với sự phát triển đột phá của công nghệ truyền thông hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng của Việt Nam, truyền thông nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng càng có cơ hội phát huy sức mạnh và tầm ảnh hưởng to lớn trong việc thực hiện chức năng và vai trò đối với hoạt động bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh nhiều cơ hội đây cũng là một thách thức không hề nhỏ cho công tác thông tin, truyền thông đối ngoại. Phải không ngừng đổi mới để đáp ứng với yêu cầu của thời cuộc, góp phần thúc đẩy và đảm bảo tốt hơn quyền con người tại Việt Nam.

Bối cảnh hiện nay

Những năm trở lại đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được các được phương Tây ngày càng quan tâm và các cơ chế Liên Hợp quốc có gia tăng tăng hơn do Việt Nam thực hiện báo cáo theo các cơ chế của Liên Hợp quốc. Trước mỗi phiên đối ngoại các tổ chức phi chính phủ trên thế giới, các tổ chức phản động trong và ngoài nước lợi dụng để cung cấp thông tin sai sự thật về nhân quyền tại Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam luôn cố gắng để nâng cao nhân quyền cho người dân, và đạt được những thành tựu được quốc tế công nhận. Nhiều bộ luật như: Bộ Luật Lao động sửa đổi, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Báo chí, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo… tác động trực tiếp đến quyền của nhân dân.  

Đứng đầu là Facebook, tiếp đến là Youtube và Whatsapp, Messenger,…

Internet và mạng xã hội đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, đây chính là cơ hội cũng như thách thức trong công tác tuyên truyền về nhân quyền.  Theo báo cáo của Hootsuite (công ty quốc tế cung cấp dịch vụ mạng xã hội) và We Are Social (công ty quốc tế chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội), số người sử dụng internet trên toàn thế giới đạt mức 4,859 tỷ người.  Có khoảng 5,135 tỷ người sử dụng các thiết bị di động, có 3,396 tỷ người sử dụng các trang mạng xã hội ( chiếm 70% số người dung Internet).
Hiện nay theo thống kê có khoảng 7,7 tỷ người trên trái đất, điều đó tương đương với việc cứ 02 người thì có gần 01 người/1 ngày sử dụng các trang mạng xã hội. Đứng đầu là Facebook, tiếp đến là Youtube và Whatsapp, Messenger,…

Facebook và những thông tin thiếu tính kiểm định

Facebook là một mạng xã hội đặc biệt, được đánh giá là công cụ hữu hiệu.( ảnh internet )

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã gây ra tình trạng mất an toàn, an ninh mạng, số vụ tấn công mạng có chủ đích, đánh cắp thông tin bí mật của nhà nước gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo Báo cáo chỉ số an toàn, an ninh thông tin toàn cầu của Liên Minh Viễn thông Quốc tế thì chỉ số an toàn, an ninh thông tin toàn cầu của Việt Nam chưa cao.

Facebook là một mạng xã hội đặc biệt, được đánh giá là công cụ hữu hiệu, mở ra nhiều cơ hội cho nhiều quốc gia chủ động chống xây dựng và củng cố những giá trị cốt lõi nhằm mang lại những giá trị về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…Tại Việt Nam, Facebook cũng đã đóng góp nhiều vào sự ohats triển trên nhiều lĩnh vực, rút ngắn khoảng cách Việt Nam với các nước trên thế giới trong quá trình hội nhập. Với sức lan tỏa của mình Facebook hiện nay là ,một kênh thông tin không thể thiếu, đặc biệt là giới trẻ.

Trong bối cảnh hiện nay việc nhiều người sử dụng các trang mạng xã hội đặc biệt là Facebook để tìm kiếm thông tin nhiều hơn tìm kiếm trên các trang báo chí chính thống gây ra nhiều khó khăn trong công tác truyền thông thông tin chính xác đến người dân, đặc biệt là dân quyền. Đại đa số các thông tin trên các trang mạng xã hội đều chưa qua kiểm duyệt, có nhiều thông tin sai lệch, gây mất đoàn kết trong nhân dân.

Nhiều vụ việc tại Việt Nam lợi dụng các quyền con người và trang mạng Facebook để đưa các thông tin sai lệch về nhân quyền, gây ra nhiều hiệu ứng dư luận xã hội trái chiều, gây mất đoàn kết trong dân tộc. Tuy được các cơ quan chức năng đứng ra giải quyết nhanh chóng nhưng điều đó một lần nữa khẳng định sự đe dọa truyền thông đến từ những thành phần chống đối trong và ngoài nước trên các trang mạng này.