20/04/2024 lúc 01:21 (GMT+7)
Breaking News

Có nên chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh thành doanh nghiệp?

VNHN – Hiện nước ta có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể nhưng lại không được xem là doanh nghiệp, số lượng này chiếm 30% GDP và có đóng góp một phần rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng pháp luật Nhà nước ta gần như “bỏ quên” cộng đồng kinh doanh này và không được công nhận là doanh nghiệp.

VNHN – Hiện nước ta có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể nhưng lại không được xem là doanh nghiệp, số lượng này chiếm 30% GDP và có đóng góp một phần rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng pháp luật Nhà nước ta gần như “bỏ quên” cộng đồng kinh doanh này và không được công nhận là doanh nghiệp.

Đối với các hộ kinh doanh cá thể hiện hay ở nước ta có thể coi như là một môi trường tạo ra nhiều việc làm nhất và chiếm số lượng lao động lớn nhất trong nền kinh tế, có hộ chỉ sử dụng từ 2 đến 3 lao động, có hộ sử dụng đến hàng chục và hàng trăm lao động. Nhưng chất lượng điều kiện về kinh doanh tại Việt Nam còn rất thấp và nằm ngoài tầm kiểm soát ở một số ngành nghề đã được ban hành tại các Văn bản Luật trước đó, cụ thể là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Cần một chương riêng trong Luật Doanh nghiệp?

Sáng ngày 20/02/2019 tại Hà Nội, “Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp” được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức đã diễn ra khá sôi nổi trên cơ sở lấy ý kiến về việc sửa đổi hai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Tại hội thảo các vấn đề về việc “loại bỏ” hay “chuyển thể” hình thức hộ kinh doanh mà phải đăng ký kinh doanh (ĐKKD) thành doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hay không được đưa ra thảo luận giữa các Doanh nghiệp (DN), Hiệp hội và đại diện các cơ quan nhà nước về pháp luật. Trong đó cũng có một số vấn đề quan trọng khác xoay quanh các kiến nghị, đề xuất liên quan đến Luật.

Rất đông đảo các DN, Hiệp hội đã đến tham dự và thảo luận tại Hội thảo

Hội thảo với sự có mặt của ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng đại biểu đại diện Ban soạn thảo cùng các cơ quan Bộ, Ngành kinh tế và các DN, Hiệp hội tham dự.

Đại biểu Trung ương và Đại diện Ban soạn thảo cùng đại diện VCCI tham gia tham luận tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo về hai Luật này, các chuyên gia và Ban soạn thảo cho rằng, khung khổ chính sách áp dụng đối với chủ thể hộ kinh doanh hiện còn rất thiếu, chưa có sự bình đẳng so với các DN hoạt động chính thức. Những DN trong 3 năm gần đây tăng đáng kể lên tới 60 đến 70%, luật còn nhiều hạn chế như sự không thống nhất giữa hai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư với các luật khác, không thể chuyển đổi kịp cùng với xu hướng gia tăng này. Trong đó, các hộ kinh doanh gia đình dù đã được đề xuất trong Hiến pháp 2013, Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực từ năm 2014 và Luật hỗ trợ DN vừa và nhỏ có hiệu lực từ 01/01/2018, dù đã tập trung nhiều vào việc áp dụng luật này nhằm tạo điều kiện chuyển đổi cho các hộ kinh doanh gia đình nhưng nhiều chính sách hiện tại vẫn khiến cho các hộ kinh doanh cá thể ngần ngại chuyển đổi lên thành DN.

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014 không chỉ tạo ra đột phá trong lĩnh vực đầu tư, thành lập doanh nghiệp mà còn là các văn bản tạo “cảm hứng” cho các văn bản chuyên ngành về kinh doanh khác. Từ đây Chính phủ đã có những chương trình cắt giảm hoá và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, chuyển trọng tâm quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm, liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính…

Nhưng trước việc nhiều hộ kinh doanh ngần ngại chuyển đổi, Luật sửa đổi lần này sẽ giảm tối đa các điều kiện hoạt động cho nhóm doanh nghiệp chính thức nhỏ và siêu nhỏ, tạo tiền đề để sửa các luật thuế và Luật Kế toán thời gian tới, mặt khác tạo ra cơ chế để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Ông nhấn mạnh: “Đã tới lúc các hộ kinh doanh, khu vực chiếm đến hơn 30% GDP này, cần một khung khổ pháp lý riêng, thậm chí một chương riêng trong Luật Doanh nghiệp, chứ không chỉ phải vài điều khoản trong Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp như hiện nay”.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tỏ rõ sự phấn khởi khi đưa ra một số ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật tại Hội thảo

Tiếng nói của đại diện DN trước việc sửa đổi Luật thế nào?

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến của các DN, các cơ quan nhà nước thay tiếng nói của DN đã lên tiếng và thảo luận vô cùng sôi nổi về việc việc “loại bỏ” hay “chuyển thể” hình thức hộ kinh doanh (phải ĐKKD) thành DN tư nhân hoặc công ty.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico, Trọng tài viên VIAC cho rằng, cần loại bỏ hộ kinh doanh phải ĐKKD để chuyển thành DN tư nhân hoặc công ty, “bởi hộ kinh doanh có ĐKKD (khác với hộ kinh doanh không bắt buộc phải ĐKKD) là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp, thường xuyên, bản chất chính là và phải là doanh nghiệp tư nhân”.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Xuân Hiền là đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương phát biểu nhấn mạnh: “Cần loại bỏ hẳn ĐKKD, không phải là kinh doanh bắt buộc và không bắt buộc nữa mà là cần loại hẳn, muốn đăng ký cũng không cho phép đăng ký nữa”.

Ông Lê Xuân Hiền là đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đưa ra ý kiến

Trước nhiều ý kiến đồng thuận, Luật sư Lê Văn Hà - Công ty Luật Pathlaw phân tích rằng, Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn tồn tại một số bất cập. Sự tồn tại và phát triển của DN hộ gia đình, doanh nghiệp 1 chủ là thực tế khách quan, hộ gia đình là đối tượng dễ chịu tác động nhất từ các cam kết về mở cửa thị trường theo WTO, FTA và CTTTP. Căn cứ vào Điều 1 và Điều 212, khoản 2, ông nhấn mạnh: “Cần mở rộng đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp bao gồm cả hộ gia đình và cá nhân có ĐKKD; bổ sung chương 1 trong Luật quy định về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của hộ ĐKKD; hoặc phải có 1 văn bản luật riêng quy định về hộ gia đình ĐKKD. Bỏ quy định có tính cưỡng ép và thiếu thực tiễn về việc bắt buộc chuyển đổi hộ gia đình ĐKKD thành DN tại Điều 212”.

Ngoài những ý kiến về Luật Doanh nghiệp với các nội dung sửa đổi khác như thủ tục ĐKKD, quản trị DN, quản trị DN Nhà nước thì Luật Đầu tư cũng như các chính sách đầu tư, DN tham gia đầu tư cũng được sửa đổi và bổ sung nhiều. Đặc biệt trong lần sửa đổi này, các chuyên gia và Ban soạn thảo nhấn mạnh chủ yếu là loại bỏ và bổ sung Luật với nhiều điều, khoản khác nhau được chi tiết hóa cụ thể theo nhóm ngành.

Ví dụ như ngành hiện nay đang rất nổi bật tại thị trường Việt Nam là logistic, Luật sửa đổi, bổ sung lần này bãi bỏ Logistic khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Hay các ngành nổi bật khác như loại bỏ ĐKKD với ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành do đã được quản lý heo điều kiện về trật tự, an toàn xã hội. Hoặc ngành kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim cũng được cho là không cần thiết phải quy định điều kiện kinh doanh…

Vậy Luật Đầu tư sẽ được sửa đổi như thế nào, Việt Nam Hội nhập sẽ tiếp tục thông tin trong bài tiếp theo./.

Trúc Đài