19/04/2024 lúc 10:29 (GMT+7)
Breaking News

Chuyên gia y tế Việt Nam hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới, Đại học Kinh tế London và AstraZeneca

VNHN - Nằm trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu của “Hợp tác vì tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế” (PHSSR)*, AstraZeneca Việt Nam và Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Viện CL&CSYT) đã tổ chức hội nghị vào ngày 17-3 nhằm đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế Việt Nam.

VNHN - Nằm trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu của “Hợp tác vì tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế” (PHSSR)*, AstraZeneca Việt Nam và Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Viện CL&CSYT) đã tổ chức hội nghị vào ngày 17-3 nhằm đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế Việt Nam.

Sự kiện có sự tham gia của hơn 70 chuyên gia y tế trong nước và trên thế giới, là những nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý y tế, và các đơn vị nghiên cứu, cung ứng dịch vụ y tế. Nhóm nghiên cứu từ Viện CL&CSYT cũng trình bày Báo cáo PHSSR* vừa được công bố về tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế Việt Nam, bao gồm các khuyến nghị chính sách quan trọng nhằm nâng cao những nỗ lực chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Tại hội nghị, Đại sứ Thụy Điển Ann Mawe, Phó Đại sứ Anh Marcus Winsley nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác giữa các nước trong và sau đại dịch Covid-19. Các đại biểu khác như TS Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế; PGS.TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế; TS Christophe Lemiere, Ngân hàng thế giới; và PGS.TS Nguyễn Thanh Hương, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, đã ủng hộ và đóng góp thêm cho các khuyến nghị của Viện CL&CSYT nhằm tiếp tục ưu tiên phát triển y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân, và tăng cường sự tham gia của xã hội trong quá trình xây dựng và giám sát chính sách y tế.

Lãnh đạo Bộ Y tế chia sẻ qua video: “Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, hướng đến mục tiêu công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, hệ thống y tế cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức với gánh nặng bệnh tật kép và vấn đề già hóa dân số. Thực trạng này đòi hỏi hệ thống y tế Việt Nam cần tiếp tục được củng cố để bảo đảm sự phát triển bền vững và duy trì khả năng đáp ứng với các khó khăn, thách thức trong tương lai. Tôi đánh giá cao những nỗ lực của Viện CL&CSYT và AstraZeneca Việt Nam, phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới và Trường Đại học Kinh tế London, để tiến hành các hoạt động đánh giá và chia sẻ những thông tin giá trị này”.


Nhóm dự án PHSSR Việt Nam gồm Viện CL&CSYT và AstraZeneca Việt Nam chụp ảnh cùng TS Lê Văn Khảm, PGS.TS Phan Lê Thu Hằng, Đại sứ Thụy Điển và Phó Đại sứ Anh.

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam phát biểu: “Chúng tôi hy vọng PHSSR sẽ cung cấp một nền tảng để vừa nêu bật những kinh nghiệm hàng đầu của Việt Nam trong ứng phó với dịch Covid-19, vừa hỗ trợ hệ thống y tế Việt Nam xác định những cơ hội củng cố trong tương lai. Trong bối cảnh hợp tác đa phương có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, AstraZeneca hướng tới mục tiêu kết nối giới học giả, doanh nghiệp và lĩnh vực công, để tối đa hóa lợi ích từ những tìm hiểu và khuyến nghị sâu sắc của Viện CL&CSYT. Chúng tôi rất biết ơn sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Y tế, và mong muốn xây dựng những hợp tác công tư vững mạnh để có thể đóng góp toàn diện và lâu dài cho ngành Y tế Việt Nam”.


Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam điều phối phiên thảo luận.

TS Trần Thị Mai Oanh, Viện trưởng Viện CL&CSYT và là trưởng nhóm nghiên cứu của PHSSR Việt Nam, cũng cho biết: “Chúng tôi rất vui khi Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới tiên phong áp dụng khuôn khổ đánh giá mới về tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế, được phát triển bởi Đại học Kinh tế London. Chúng tôi hy vọng rằng, bản báo cáo được đúc kết từ những bằng chứng và thông tin thực tế này sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về hệ thống y tế Việt Nam theo 5 khía cạnh: Quản trị, tài chính, nhân lực, dược phẩm và công nghệ, và cung ứng dịch vụ y tế. Hy vọng các giải pháp đề xuất của chúng tôi sẽ giúp ích cho các cuộc đối thoại cấp cao sắp tới về chính sách y tế để tạo ra những thay đổi có ý nghĩa”.

GS Alistair McGuire, Đại học Kinh tế London, đại diện tham dự trực tuyến từ Anh, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Việt Nam trong dự án PHSSR toàn cầu, và mong muốn dự án sớm có thể được nhân rộng ở các nước châu Á khác.