24/04/2024 lúc 23:39 (GMT+7)
Breaking News

Chim cánh cụt thực sự có thể nói chuyện dưới nước

VNHN - Chim cánh cụt rất độc đáo so với các loài chim biển khác vì khả năng lặn cực tốt của chúng. Loài chim này có thể thực hiện một loạt các lượt lặn đến độ sâu từ 20m đến 500 m (tùy thuộc vào loài) để tìm kiếm cá, động vật biển thân mềm hoặc mực. Với khả năng lặn đó, liệu chim cánh cụt có thể tạo ra âm thanh dưới nước hay không?

VNHN - Chim cánh cụt rất độc đáo so với các loài chim biển khác vì khả năng lặn cực tốt của chúng. Loài chim này có thể thực hiện một loạt các lượt lặn đến độ sâu từ 20m đến 500 m (tùy thuộc vào loài) để tìm kiếm cá, động vật biển thân mềm hoặc mực. Với khả năng lặn đó, liệu chim cánh cụt có thể tạo ra âm thanh dưới nước hay không?

Để tìm hiểu điều này, nhóm nghiên cứu động vật săn mồi Apex Marine (MAPRU) Đại học Nelson Mandela (Nam Phi) đã gắn các máy ghi hình nhỏ có tích hợp micrô trên lưng của ba loài chim cánh cụt: chim cánh cụt vua, chim cánh cụt Gentoo và chim cánh cụt Macaroni. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy thu hình và ghi lại 203 tiếng kêu dưới nước của cả ba loài chim cánh cụt trong gần năm giờ dưới nước: 34 tiếng từ hai chú chim cánh cụt vua, 1 tiếng từ chim cánh cụt Macaroni và 168 tiếng từ chim cánh cụt Gentoo.

Những loài này được chọn vì chúng phản ánh sự đa dạng trong việc săn bắt dưới biển ở chim cánh cụt. Chim cánh cụt vua chuyên bắt cá ở độ sâu lớn (200m), trong khi chim cánh cụt Macaroni chủ yếu ăn động vật thân mềm trong 10m đầu tiên của cột nước. Ngược lại, chim cánh cụt Gentoo có chiến lược săn mồi rất đa dạng, chúng ăn tất cả các loại con mồi ở mọi độ sâu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, tất cả các tiếng kêu của chim cánh cụt đều ngắn và phát ra trong lúc chúng đang đi săn.

Mục đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp những bằng chứng đầu tiên cho thấy chim cánh cụt phát ra âm thanh dưới nước khi chúng săn mồi. Ảnh: Internet

Hầu hết các âm phát ra (73 %) trong giai đoạn dưới cùng của các lần lặn. Hơn 50 % tiếng kêu có liên quan trực tiếp đến hành vi săn mồi: ngay sau khi chúng tăng tốc (để đuổi theo con mồi) hoặc ngay sau khi cố gắng bắt con mồi. Bởi vì tiếng kêu được tạo ra bởi ba loài chim cánh cụt khác nhau, cho thấy hành vi này có thể tồn tại ở các loài chim cánh cụt khác.

Các tiếng kêu cũng được ghi nhận với tỷ lệ cao hơn khi chim cánh cụt đang ăn cá, so với động vật biển thân mềm và mực. Điều này cho thấy chúng có thể phổ biến hơn ở chim cánh cụt ăn cá. Mục đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp những bằng chứng đầu tiên cho thấy chim cánh cụt phát ra âm thanh dưới nước khi chúng săn mồi. Trước đây rất ít người biết đến tiếng kêu của chim cánh cụt khi chúng ở trên biển bởi việc ghi âm chúng rất là khó khăn. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ gần đây nên việc quan sát chúng đã trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt thông qua việc sử dụng các máy ghi hình thu nhỏ được gắn vào chim cánh cụt.