28/03/2024 lúc 18:33 (GMT+7)
Breaking News

Chỉ cần học theo các bậc tiền nhân: Y đức, Y lý, Y thuật và Y đạo để làm nghề!

VNHN - Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2020) vừa qua, tôi có dịp gặp gỡ, trao đổi cùng Anh - người bác sĩ nhiệt thành, tận tâm, giàu y đức, luôn hết lòng vì công việc và sức khỏe người bệnh muôn nơi. Buổi trò chuyện thân tình, ấm áp cùng TTƯT.PGS.TS. Vũ Xuân Phú -Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương đã giúp tôi hiểu rõ hơn được niềm hạnh phúc bình dị mà thật trân quý, ý nghĩa và những tâm tư của đội ngũ thầy thuốc, y bác sĩ ngành y tế nước nhà trong

VNHN - Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2020) vừa qua, tôi có dịp gặp gỡ, trao đổi cùng Anh - người bác sĩ nhiệt thành, tận tâm, giàu y đức, luôn hết lòng vì công việc và sức khỏe người bệnh muôn nơi. Buổi trò chuyện thân tình, ấm áp cùng TTƯT.PGS.TS. Vũ Xuân Phú -Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương đã giúp tôi hiểu rõ hơn được niềm hạnh phúc bình dị mà thật trân quý, ý nghĩa và những tâm tư của đội ngũ thầy thuốc, y bác sĩ ngành y tế nước nhà trong giai đoạn hiện nay.

PV: Chào anh, cơ duyên nào đã đưa anh đến và gắn bó với nghề y vốn nhiều vinh quang nhưng cũng thật nhiều những vất vả thầm lặng ?

Tôi sinh ra tại Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Nhưng lớn lên ở nhiều vùng miền khác của Miền Bắc. Ngay từ khi còn đi học, tôi cũng có mơ ước một công việc nào đó mà cho mình một tình yêu, niềm đam mê, sau này mới định hình là nghề y, và mơ ước được trở thành người thầy thuốc.

Tốt nghiệp THPT, tôi dự thi và đỗ vào Trường ĐH Y Hà Nội năm 1982. Đến cuối năm 1988, tôi tốt nghiệp và được Bộ Y tế tuyển dụng, tập sự tại Vụ Vệ sinh - Môi trường (nay là Cục Y tế Dự phòng). Với mong muốn không ngừng trau dồi, học hỏi nhằm nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, tôi quyết định học tiếp BSCK I tại Trường ĐH Y tế Công cộng (1993 - 1995), và tham gia nhiều khóa đào tạo khác nhau như tập huấn ngắn hạn tại một số nước trên thế giới, chuyên ngành Quản lý Giáo dục và Y tế công cộng (1994).

Đồng thời, tôi tiếp tục hoàn thành những văn bằng, chứng chỉ của bậc đại học, sau đại học và nhiều khóa học ngắn hạn khác của nhiều trường ĐH lớn trong nước và quốc tế. Năm 2004, tôi thi NCS Tiến sĩ chuyên ngành Y Xã hội học - Tổ chức y tế tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - Bộ Y tế và năm 2008 đã bảo vệ thành công. Năm 2012, một sự ghi nhận đầy vinh dự với tôi khi tôi được HĐ Chức danh Giáo sư Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư.

PV: Những năm qua, Bệnh viện Phổi Trung ương đã được nhiều thành tích nổi bật trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cùng với Ban lãnh đạo Bệnh viện, mong anh có thể chia sẻ thêm cùng chúng tôi về những đóng góp của mình trong thành công chung đó?

Với vai trò là Phó Giám đốc Bệnh viện kiêm Giám đốc Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện, tôi đã dành nhiều nỗ lực, tăng cường và xây dựng nhiều các mối quan hệ và hợp tác tốt với các đơn vị trong và ngoài Ngành, giữa các nhà trường và Bệnh viện.

Tôi cũng đã tham mưu và trực tiếp chỉ đạo nhiều lĩnh vực thuộc công tác quản lý bệnh viện, kinh tế y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, tạo điều kiện cho các thầy thuốc lâm sàng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người bệnh. Ngoài ra, tôi tích cực tham gia thực hiện các can thiệp và dự phòng, sử dụng tiếp cận đa ngành phù hợp cho việc cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe phổi của Quốc gia.

Thực hiện chiến lược Quốc gia về phòng chống lao và bệnh phổi, vận động các nhà quản lý, hoạch định chính sách hướng đến việc tạo ảnh hưởng trên quy mô rộng lớn hơn nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Trong công tác NCKH, tôi đã dành nhiều tâm sức chủ trì và tham gia nhiều dự án, đề tài trong nước từ cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và liên kết với các tổ chức quốc tế, nước ngoài về Y tế công cộng và Kinh tế Y tế cũng như tham gia nhiều hội đồng các cấp, trong và ngoài ngành Y tế.

PV: Là một thầy thuốc luôn trách nhiệm và hết lòng vì người bệnh, chúng tôi còn được biết anh cũng dành nhiều tâm huyết cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thầy thuốc trẻ, xin anh có thể cho biết thêm về điều này?

Khát vọng lớn nhất của chúng tôi là xây dựng được một thế hệ bác sỹ sáng chuyên môn, giàu y đức để có thể đảm đương những công việc mà chúng tôi đã dành nhiều công sức gây dựng những năm qua. Bởi vậy, tôi đã tham gia giảng dạy, NCKH, tư vấn ở ĐH Y tế Công cộng và nhiều trường Y trên cả nước. Tôi cũng đã chủ trì, tham gia xây dựng chương trình cho các môn học, khóa học khác nhau cho các đối tượng Cử nhân, cao học và BSCK cấp I cũng như tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho một số khóa tập huấn quốc tế tại một số trường ĐH trong nước và nước ngoài về Kinh tế Y tế. Ngày còn là Trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế của Trường ĐH Y tế Công cộng, ít ai biết rằng, tôi chính là một trong số ít người đầu tiên xây dựng và phát triển Bộ môn này trong hệ thống Y tế công cộng.

TTƯT.PGS.TS Vũ Xuân Phú luôn dành nhiều thời gian, tâm sức tham gia những chuyến công tác thiện nguyện, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn ở mọi miền Tổ Quốc.

PV: Bận rộn là thế, liệu anh còn thời gian dành cho gia đình, cho hậu phương của mình ?

Tôi cũng như mọi người, vẫn tâm niệm gia đình là điều quan trọng của mỗi con người chúng ta. Ở đó, sau mỗi ngày làm việctận tâm, tận lực, tôi lại trở về bên tổ ấm của mình. Những người thân yêu chính là nguồn động lực lớn nhất giúp tôi thêm vững tin trong công việc, để có thể cống hiến hết sức mình cho bao người bệnh còn đợi chờ mình ngoài kia.

PV: Cũng qua đây, anh có những nhắn nhủ, tâm tư gì về vai trò, tâm thế của những y bác sĩ, thầy thuốc đồng nghiệp cũng đang miệt mài cống hiến vì sức khỏe nhân dân của đất nước?

Cám ơn bạn vì câu hỏi, với tôi ngày 27/2 tới đây cũng thật đơn giản, đó là ngày mà 65 năm trước, Bác Hồ gửi thư cho Ngành Y tế, động viên Ngành Y tế, các thầy thuốc,…và rồi được chọn và gắn với “Ngày Thầy thuốc Việt Nam”. Ngành nào cũng xứng đáng được tôn vinh, trân quý. Mỗi ngành, nghề có một ngày để động viên nhau, để nhớ về tổ nghề, giáo dục truyền thống, dặn dò nhau.

Có thể nói, những đóng góp của Ngành Y cho đất nước và nhân dân rất lớn (xin không trích số liệu thống kê y tế hay của Tổng cục Thống kê), tuổi thọ trung bình tăng, tránh, chữa, cứu được triệu triệu người khỏi được bệnh, tật nguyền và cái chết, mang lại hạnh phúc, cả vật chất và tinh thần cho hàng triệu gia đình hàng năm.

Những điều đó đối với xã hội coi như là đương nhiên. Nhưng nghề nào không có rủi ro, dù xác suất rất nhỏ - cũng là đau thương, mất mát cho mỗi con người và gia đình họ (nên các thầy thuốc tránh dùng cụm từ “tỷ lệ tử vong này”, “tỷ lệ sự cố y khoa này” chấp nhận được - dù khoa học cho phép, nhưng không phù hợp chuẩn mực đạo đức, nếu tỷ lệ rất nhỏ ấy rơi vào gia đình người phát biểu câu ấy?). Không mất mát nào gọi là “chấp nhận được”.

Do vậy, thầy thuốc hành nghề cần có niềm tin, điểm tựa, hành lang pháp lý chặt chẽ, thấu tình đạt lý! Điểm tựa quan trọng về tinh thần của thầy thuốc là gia đình, đồng nghiệp, lãnh đạo của họ và niềm tin của người bệnh! Cái đúng cái sai, cái sống cái chết của cả thầy thuốc và bệnh nhân trong bối cảnh hành nghề khắc nghiệt này mong manh lắm mà lại liên quan đến nhau!

Thầy thuốc tử tế không van xin lòng thương hại, không muốn vay mượn tiền bạc, không làm tổn thương đến ai! Chỉ một mực cứu người! Nhưng cũng biết cách khéo mà từ chối sự trả ơn! Khiêm tốn nhận sự tri ân, khen ngợi những dịp này – 27/2 hàng năm. Nhưng chúng tôi, cần sự CÔNG BẰNG! "Tuế nguyệt đường đường lưu bất đắc/ Tạc phi kim thị chỉ tâm tri! – Ngày tháng cứ trôi đi, ta làm sao giữ được, Cái đúng, cái sai ở đời, chỉ mình mình biết được mà thôi…” (Một câu thơ Hán cổ, Anh đọc cho tôi nghe).

PV: Xin trân trọng cám ơn Anh vì cuộc trò chuyện vô cùng ý nghĩa, chúc Anh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết để tiếp tục có những đóng góp, cống hiến cho Ngành Y tế nước nhà.