20/04/2024 lúc 22:36 (GMT+7)
Breaking News

Cha đẻ của giống gạo ngon nhất thế giới

VNHN - “Gạo ST25 là loại gạo có các đặc tính vượt trội về phòng bệnh, kháng mặn; mang nhiều ưu điểm của giống gạo thuần Việt; hạt dài, trắng, trong, khi nấu cho cơm dẻo, ráo có mùi dứa. So với các giống gạo quốc tế, ưu điểm của ST25 là giống cao sản, có thể trồng từ hai đến ba vụ trong một năm”.

VNHN - “Gạo ST25 là loại gạo có các đặc tính vượt trội về phòng bệnh, kháng mặn; mang nhiều ưu điểm của giống gạo thuần Việt; hạt dài, trắng, trong, khi nấu cho cơm dẻo, ráo có mùi dứa. So với các giống gạo quốc tế, ưu điểm của ST25 là giống cao sản, có thể trồng từ hai đến ba vụ trong một năm”.

Đó là chia sẻ của “cha đẻ” giống gạo Việt ngon nhất thế giới -kỹ sư Hồ Quang Cua tại buổi công bố 10 sự kiện KH&CN nổi bật năm 2019, do Câu lạc bộ Nhà báo KH&CN vừa tổ chức mới đây. ST25 là giống gạo do nhóm các nhà khoa học tỉnh Sóc Trăng gồm kỹ sư Hồ Quang Cua, TS Trần Tấn Phương, kỹ sư Nguyễn Thu Hương lai tạo, phát triển. Sau hơn một tháng trở về từ cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới tại Hội nghị quốc tế lần thứ 11 (10-13/11/2019) tổ chức tại Philippines, kỹ sư Hồ Quang Cua vừa hoàn tất hồ sơ để trình Bộ Nông nghiệp xét duyệt giống và chuẩn bị cho việc sản xuất vụ mùa tới. Chia sẻ về thành công trên, kỹ sư Hồ Quang Cua cho biết, để có gạo ngon nhất thế giới ST25 là hành trình dài.

Nếu lấy cái mốc ngày lai tạo để chọn ra ST24, ST25 thì cũng gần 12 năm mới có kết quả như hôm nay. Từ ý tưởng cho ra đời giống gạo trên đến những hoạt động chuẩn bị, rồi khi tiến hành con đường phát triển gạo thơm cũng mất khoảng hơn 20 năm. Để tạo ra giống lúa thơm như ST25 các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp phải thực hiện lai ghép giữa nhiều giống lúa bố mẹ để tạo ra nhiều dòng lúa phức tạp về kiểu gen, sau đó sử dụng phép lai hồi giao cải tiến với dòng ST tân tiến nhất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Các giống lúa ST, mà mới nhất là ST25 có các đặc tính vượt trội về phòng bệnh, kháng mặn; mang nhiều ưu điểm của giống gạo thuần Việt, hạt dài, trắng, trong, khi nấu cho cơm dẻo, ráo có mùi dứa. So với các giống gạo quốc tế, ưu điểm của ST25 là giống cao sản, có thể trồng từ hai đến ba vụ trong một năm. Cùng với ST25, kỹ sư Hồ Công Cua và cộng sự còn lai tạo thành công giống ST24. Năm 2017, ST24 được chọn đi thi quốc tế và lọt vào top 3 loại gạo ngon nhất thế giới ở Ma Cao. Tới năm 2019, tại Manila (Philippines), kỹ sư Hồ Công Cua lại tiếp tục đem giống ST24, ST25 đi thi và ban tổ chức đã công bố giống ST25 là loại gạo ngon nhất thế giới. Điều này khiến ông thực sự bất ngờ.

 Kỹ sư Hồ Quang Cua chia sẻ về giống gạo ngon nhất thế giới

“Thực ra ST24 và ST25 tương đương về chất lượng chứ không có sai lệch gì nhiều. Nếu thích ăn mềm thì chọn ST24. Còn nếu thích ăn giòn, dẻo thì chọn ST25 vậy thôi. Còn chuyện tại sao ST24 nhiều năm lọt vào top 3 mà ST25 lại đoạt giải Nhất thì nó là hên xui, giống như đi thi hoa hậu vậy thôi. Khi giám khảo chấm điểm, hội đồng giám khảo sẽ đánh giá gạo ngon dựa trên cảm nhận của ngũ quan: mắt, mũi, môi, miệng, răng. Mỗi người có một cảm nhận, suy nghĩ khác nhau thì điểm chệch đi xíu thôi”, cha đẻ của loại gạo ngon nhất thế giới chia sẻ.

Cũng theo kỹ sư Hồ Công Cua, việc ST25 được chọn là giống gạo ngon nhất thế giới cho thấy đây cũng là lần đầu tiên các nước khu vực Đông Nam Á có một giống lúa cải tiến ngắn ngày, năng suất cao được lọt vào top ngon của thế giới. Trong khi những giống lúa đạt giải ngon nhất thế giới 10 năm trước đây đều là những giống lúa mùa cảm quang, dài ngày, năng suất thấp, không có nhiều sản lượng để cung ứng ra thị trường và không đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân.

Về độ thích nghi của giống lúa, kỹ sư Hồ Quang Cua cho biết, không chỉ ở trong Nam mà giống lúa trước ST25 là ST24 (cũng có những đặc tính tương đương) sau khi đoạt giải quốc tế năm ngoái cũng đã được nhiều người đưa ra trồng thử ở Nam Định cũng cho kết quả rất tốt. Sản lượng thống kê năm sau cao hơn năm trước. Nói về biện pháp để bảo vệ thương hiệu, kỹ sư Cua cho rằng, đó là vấn đề quốc gia, chứ không phải của riêng ông và để thực hiện điều này cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước.

Tiếp nối thành công trên, hiện ông và nhóm cộng sự đang lo sản xuất giống để có những giống nòng cốt phát triển. “Sau khi gạo được giải thì Bộ Nông nghiệp công bố công nhận đặc cách và ra chỉ tiêu ngược cho nhóm nghiên cứu phải hoàn thành hồ sơ để công nhận giống trong năm 2019 và kịp sản xuất giống cho vụ mùa tới. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cũng đề xuất hỗ trợ đăng ký tác quyền trên thế giới. Mấy ngày trước có 1 nhà khoa học ở Mỹ đã liên lạc với tôi đề nghị giúp phân tích bộ gen để bảo vệ giống gạo này trên thế giới”, kỹ sư Cua chia sẻ.