19/04/2024 lúc 06:08 (GMT+7)
Breaking News

Canada - Hoa Kỳ vẫn chưa có tiếng nói chung tại NAFTA

VNHNO – Các quan chức Mỹ và Canada đang đẩy mạnh đàm phán trong nỗ lực giải quyết những bất đồng chính giữa hai nước liên quan tới việc sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề vướng mắc đã cản trở thỏa thuận đó là hạn ngạch sữa, các biện pháp bảo hộ cho các công ty truyền thông Canada cũng như các quy định trong việc giải quyết tranh chấp thương mại.

VNHNO – Các quan chức Mỹ và Canada đang đẩy mạnh đàm phán trong nỗ lực giải quyết những bất đồng chính giữa hai nước liên quan tới việc sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề vướng mắc đã cản trở thỏa thuận đó là hạn ngạch sữa, các biện pháp bảo hộ cho các công ty truyền thông Canada cũng như các quy định trong việc giải quyết tranh chấp thương mại.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: EPA.

Một nguồn tin thân cận từ Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Donald Trump hiện vẫn chưa đưa ra quyết định liệu rằng Mỹ và Canada sẽ cùng nhau giải quyết những bất đồng, thu hẹp khoảng cách giữa hai bên hay ông sẽ lựa chọn một thỏa thuận thương mại song phương duy nhất đối với Mexico.

Nguồn tin cũng cho biết hiện đàm phán giữa Mỹ và Canada đang tồn tại 3 vấn đề. Thứ nhất, cả hai bên có những bất đồng trong chương 19 của hiệp định này. Chương này quy định các tranh chấp thương mại liên quan đến chống bán phá giá sẽ được giải quyết bởi một hội đồng độc lập thay vì tòa án trong nước. Thứ hai, đó là những vấn đề về văn hóa, và cuối cùng là vấn đề quy chế hạn ngạch sữa. Trong đó phần lớn vấn đề đó là Canada tái vi phạm trong cam kết về hạn định sữa”.

Tổng thống Donald Trump đã thiết lập thời hạn cho cuộc thỏa thuận trong tuần này, thúc giục hai nhà đàm phán là Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland phải đạt được sự tiến bộ trong cuộc họp vào tối ngày 6/9 để nhanh chóng xúc tiến việc giải quyết các bất đồng, đi đến kí kết.

Bloomberg trích dẫn lời của một quan chức chính phủ Canada đưa ra nhận định rằng thỏa thuận dự kiến ​​sẽ không đạt được trong tuần này.

Tuy nhiên, bà Freeland trả lời các phóng viên rằng: "Chúng tôi đang tạo ra những tiến triển tốt cho cả hai bên", phát biểu trên được đưa ra sau một cuộc họp ngắn của bà với Đại diện Thương mại Mỹ - ông Lighthizer tại văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR vào tối 6/9 vừa qua.

Bà Freelans cũng nhấn mạnh lại những phát biểu trước đó rằng các cuộc thảo luận đều “mang tính xây dựng và hiệu quả” giữa một bầu không khí “thiện chí ở cả hai bên”.

Ngoại trưởng Ngoại giao Canada - bà Chrystia Freeland. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, bà từ chối thảo luận các vấn đề cụ thể trong đàm phán nhưng cho biết các cả hai bên tiến tới tái đàm phán vào ngày 7/9.

Chủ tịch Kevin Brady (Đảng Cộng hòa - Bang Texas) thuộc Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Hoa Kỳ, có tiếng nói mạnh mẽ trong Quốc hội về Thương mại, trả lời với các phóng viên rằng cả hai bên vẫn còn tồn tại bất đồng về quy định hạn ngạch sữa của Canada, các thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại và các vấn đề đã tồn tại “lâu đời” giữa cả hai bên.

Chính quyền Trump cáo buộc Canada phân biệt đối xử với các sản phẩm bơ sữa của Mỹ. Hoa Kỳ muốn Canada bỏ quy định về chống bán phá giá đối với các mặt hàng như sữa, bơ nhập khẩu, trong khi phía Canada muốn duy trì quy định này để ngăn chặn việc Mỹ sử dụng các quy định về chống bán phá giá giúp bảo vệ mặt hàng gỗ xẻ xuất khẩu của họ sang Hoa Kỳ, vốn đã phải chịu các mức thuế nhập khẩu.

“Cả hai bên đang tiếp tục thúc đẩy tiến trình nối lại đàm phán để cố gắng đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều “sự chân thành” của Canada để giải quyết những tranh chấp” - Ông Brady trả lời các phóng viên sau cuộc thảo luận ngắn đối với Ngoại trưởng Canada bà Lighthizer trước đó vào ngày 6/9.

Thủ tướng Trudeau đồng thời nhấn mạnh những biện pháp bảo hộ hiện hành vốn không cho phép các công ty truyền thông Mỹ mua lại các ngành công nghiệp văn hóa của Canada như đài truyền hình và tòa báo phải được giữ nguyên.

Vào ngày 1/9, Mỹ đạt thỏa thuận NAFTA sơ bộ với Mexico, đã đe dọa thúc đẩy một thỏa thuận song phương với Mexico, đồng nghĩa với việc chấm dứt NAFTA giữa Mỹ, Mexico và Canada kéo dài gần 25 năm vừa qua, với tổng giá trị thương mại trao đổi hơn 1.200 tỷ USD mỗi năm.

Cờ của 3 nước Canada, Mexico và Mỹ tại một cuộc họp báo chung về việc kết thúc vòng đàm phán NAFTA lần thứ bảy tại thành phố Mexico , Mexico, ngày 5 tháng 3 năm 2018. Ảnh: Reuters.

Canada muốn Mỹ loại bỏ vĩnh viễn nước này khỏi danh sách các nước phải chịu thuế quan mà Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã áp đặt đối với sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu, và lời đe dọa của Mỹ áp mức thuế mới đối với các sản phẩm ô tô của Canada cũng cần được loại bỏ.

Ngoài ra, đại diện Bộ ngoại giao Canada bà Freeland cho biết thêm rằng Mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 của Hoa Kỳ đối với sản phẩm thép nhập khẩu không phải là một phần của các cuộc đàm phán NAFTA hiện hành.

“Mức thuế Canada bị áp dụng trong Mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại là không hề thay đổi. Các mức thuế này là không hợp lý và bất hợp pháp” - bà Freeland phát biểu trên truyền thông hôm thứ 6/9.

Trong khi đó, Trump đã đưa ra cáo buộc rằng hiệp ước NAFTA năm 1994 đã gây ra sự mất mát của hàng trăm ngàn việc làm ở Hoa Kỳ. Dữ liệu được công bố ngày 5/9 cho thấy thâm hụt thương mại của Mỹ trong 5 tháng qua đã lên tới 50 tỷ USD trong khi sự thâm hụt với Canada đã tăng lên mức 57,6%.

Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Canada được nối lại hôm qua (05/09), sau khi hai bên đã tổ chức đối thoại 4 ngày liên tiếp (28 - 31/08) mà không thể gạt bỏ được những bất đồng căn bản để mở đường cho một thỏa thuận song phương được ký kết.

Khi quá trình này được thực hiện, một số thành viên của Quốc Hội khẳng định Trump không thể rút khỏi NAFTA nếu không có ít nhất 60 phiếu thông qua của Thượng viện – một con số được đánh giá là rất khó có thể đạt được./.

Nguồn: Reuters