19/04/2024 lúc 19:24 (GMT+7)
Breaking News

Cần khắc phục một số nhận thức sai lầm về doanh nghiệp nhà nước

VNHN - Những năm vừa qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam; trong một số cuộc họp, hội thảo khoa học, cũng như ngay trong các cơ quan do vô tình hay cố ý, có một số nhận thức sai lầm có thể gây hậu quả xấu với nền kinh tế nói chung. Đó là quản lý các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nổi bật là:

VNHN - Những năm vừa qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam; trong một số cuộc họp, hội thảo khoa học, cũng như ngay trong các cơ quan do vô tình hay cố ý, có một số nhận thức sai lầm có thể gây hậu quả xấu với nền kinh tế nói chung. Đó là quản lý các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nổi bật là:

1. Đồng nhất về tên gọi, nội hàm và vai trò chủ đạo của KTNN với DNNN

Cả trong văn nói và văn viết, nhiều ý kiến chưa phân biệt tên gọi KTNN và DNNN, mà thuờng dùng chung và đánh đồng chúng với nhau. Từ đó dẫn đến sự ngộ nhận lớn là đồng nhất vĩnh viễn, cứng nhắc vai trò chủ đạo đương nhiên của KTNN với vai trò tương tự của DNNN; hơn nữa, hiểu cứng nhắc khái niệm chủ đạo trong nền kinh tế trước và sau Đổi mới, kéo theo những tranh luận “vô tiên khoáng hậu” về cách hiểu này.

Trước hết, cần khẳng định về tên gọi, KTNN khác DNNN và nội hàm của KTNN rộng hơn và bao quát trong nó DNNN chỉ như một bộ phận.

Từ năm 1986 đến nay, nội hàm KTNN trong công tác thống kê đã được xây dựng và điều chỉnh nhiều lần tương ứng với từng giai đoạn cụ thể.

Từ năm 2010 đến nay, khi Luật DNNN bị xoá bỏ, các DNNN thực hiện chuyển đổi sang dạng doanh nghiệp (DN) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, thì KTNN hiện bao gồm: Các DNNN 100% vốn nhà nước đã chuyển đổi hình thức theo Luật DoNvà phần vốn và tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp khác đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.Các quỹ và tài sản quốc gia khác (tài chính và phi tài chính) thuộc sở hữu nhà nước và các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước (các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các đơn vị sự nghiệp công lập và bán công về nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao…, cũng như các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội như Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên, phụ nữ, công đoàn, Hội Cựu chiến binh... ,và các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Liên minh Hợp tác xã, hội nhà văn, hội điện ảnh, hội liên hiệp văn học nghệ thuật, hội liên hiệp khoa học kỹ thuật, hội nhà báo, hội sân khấu, hội luật gia..).

Trong thời gian đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam, DNNN được quan niệm là những tổ chức kinh doanh do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (Điều 1 Nghị định388/HĐBT ngày 20-11-1991). Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, Điều 1: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành năm 2005, thì DNNN được hiểu là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” (Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005). Theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNNthì “DNNN là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”.

Đến Luật Doanh nghiệp năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam khẳng định chỉ có những doanh nghiệp mà Nhà nước nắm 100% cổ phần mới được gọi là DNNN.

Với giá trị to lớn về tài sản vật chất và phi vật chất đó, có thể nói, vai trò chủ đạo của KTNN là đuơng nhiên, không thể phủ nhận và không thể thay thế bởi bất kỳ thành phần kinh tế phi nhà nước nào khác. Hơn nữa, nếu truớc Đổi mới, chỉ có thành phần KTNN là chủ yếu, nên DNNN cũng đồng thời có vai trò chủ đạo trong khu vực doanh nghiệp xã hội. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế đa thành phần và quá trình hội nhập, các DNNN sẽ ngày càng giảm dần vai trò chủ đạo theo nghĩa truyền thống. Đồng thời, vai trò chủ đạo của KTNN, do đó, của DNNN đang có sự biến đổi theo huớng, từ chủ đạo tuyệt đối về lượng, lĩnh vực kinh doanh, sang chỉ chủ đạo trong lĩnh vực mà tư nhân không thể, không muốn đảm nhiệm và nhà nước cần độc quyền.

Nói cách khác, DNNN ngày càng giảm dần vai trò của mình trong nền kinh tế vì lợi nhuận, ngày càng thu hẹp sự chủ đạo từ phạm vi toàn bộ nền kinh tế chỉ còn vào một số lĩnh vực, ngành kinh tế chủ chốt.Đồng thời, vai trò chủ đạo của khu vực KTNNtrong thời gian tới cũng cần được nhấn mạnh vào các nội dung và mục tiêu: Nắm giữ các tài sản, tổ chức các hoạt động độc quyền thuộc lĩnh vực đảm bao an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động giữ vững các cân đối cơ cấu lớn, liên ngành, cấp quốc gia và ở địa phương, địa bàn cần thiết; chủ động và trực tiếp đảm nhận đầu tư vào những dự án, địa bàn không hấp dẫn hoặc cần thiết để định hướng, mở rộng đầu tư phát triển từ các nguồn  vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Ảnh minh họa

2. Đồng nhất cơ chế quản lý nhiệm vụ kinh doanh vị lợi nhuận với nhiệm vụ công íchcủa DNNN

Khác với các hoạt động kinh tế của chủ thể phi nhà nước, hoạt động kinh tế của DNNN luôn có 2 mục tiêu với 2 tính chất khác nhau. Đólà mục tiêu kinh doanh thông thường như các DN khác, và mục tiêu công ích đặc trưng riêng có của mình. Vì vậy, cần xác định rõ theo các hệ tiêu chí đồng bộ và khoa học về tính chất kinh doanh và tính chất công ích của DNNN; từ đó làm rõ cơ chế quản lý phù hợp đáp ứng mục tiêu kinh tế -xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích quốc gia và địa phương, ngành, cụ thể và dài hạn; khắc phục sự nhập nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận, cũng như giữa trách nhiệm xã hội của  các tập đoàn DNNN đối với ổn định kinh tế vĩ mô với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dễ dẫn đến đầu tư của tập đoàn vừa  bị phân tán, vừa dễ bị lạm dụng, kém hiệu quả. Đây cũng là điểm nút để giảm thiểu sự nhập nhằng, mù mờ hoặc lạm dụng trong hạch toán và đánh giá các hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh của các DN trong thực tiễn cả quản lý nhà nước, cũng như sự hoạt động tự chủ của DNNN, khiến các DNNN không hoạt động hiệu quả như mong muốn và tiềm năng, nhất là đối với các DNNN thuộc lĩnh vực độc quyền cao.

3. Đồng nhất cải cách DNNN với làm giảm vai trò khu vực DNNN và KTNN

Dù có xu hướng ngày càng giảm thiểu, thu hẹp, song như kinh nghiệm thế giới chỉ ra, tái cơ cấu và đổi mới quản lý DNNN trong bối cảnh mới không phải là làm suy yếu và dần xóa bỏ triệt để các doanh nghiệp và khu vực kinh tế này, mà là làm cho chúng ngày càng hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho kinh tế quốc gia theo nguyên tắc quản lý kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Tính chung, giai đoạn 2011-2015, cả nước đã cổ phần hóa gần 500 DNNN, đạt trên 92% kế hoạch; thoái vốn nhà nước đầu tư tại DN thu về trên 21 nghìn tỷ, đạt gần 1,4 lần giá trị đầu tư. Tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2015, cả nước có 652 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong đó, có 7 tập đoàn kinh tế, 76 tổng công ty nhà nước và 20 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; 212 công ty TNHH MTV độc lập hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích; 337 công ty TNHH MTV độc lập hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại. Tổng tài sản của các doanh nghiệp này khoảng 3 triệu tỷ đồng. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 35% tổng tài sản.

Theo thống kê chung trên thế giới, ở các nước, Chính phủ chỉ chi phối dưới 20% vốn đầu tư xã hội và khu vực DNNN chỉ tạo rakhoảng 5-20% GDP…Vì vậy, trong thời gian tới, có thể và cần giảm tỷ trọng của DNNN trong GDP từ mức hơn30% GDP hiện nay xuống còn khoảng 10 - 15% GDPvà không nên để quá nhiều DN Nhà nước nắm cổ phần quá cao.

Như vậy, cải cách khu vực KTNN và DNNN không phải là làm suy yếu, mà là đổi mới phương thức quản lý và làm tăng hiệu quả hoạt động, do đó, củng cố vai trò của khu vực này trong nền kinh tế; tập trung vào những lĩnh vực hoạt động chủ đạo của các DNNN.

4. Coi nợ của DNNN như nợ của DN tư nhân

Mặc dù các cơ quan chức năng khẳng định và cả luật định hiện hành cũng ghi nhận là nợ công không bao gồm nợ của DNNN tự vay tự trả. Nói cách khác, nợ của DNNN tự vay tự trả được coi như nợ tư nhân. Tuy nhiên, sự đồng nhất này đã, đang và sẽ tạo áp lực trực tiếp hay gián tiếp đẩy vỡ trần nợ công, là tác nhân gia tăng và làm đầy thêm gánh nặng nợ công Chính  phủ. Bởi lẽ, thực tế Việt Nam cho thấy có mối tương quan chặt chẽ và cộng hưởng áp lực giữa nợ công với nợ DNNN và cả nợ của các ngân hàng thương mại. Nợ công có thể tăng qua việc dùng NSNN xử lý nợ xấu của các NHTM, nhất là mua lại các NHTM với giá 0 đồng mà vừa qua Chính phủ đã quyết định chấm dứt việc này. Đặc biệt, thông lệ quốc tế thường quy trách nhiệm cuối cùng và cao nhất cho chủ sở hữu của doanh nghiệp-con nợ, mà bài học đắt đỏ về NSNN phải trả nợ thay cho các khoản nợ quốc tế “tự vay tự trả” của DNNN Vinashin vẫn còn đang nóng hổi!

Thực tế cho thấy, nợ công đang ngày một tăng nhanh và áp lực trả nợ lớn.Năm 2016, ước nợ công của Việt Nam đạt 64,98%, sát trần của Quốc hội cho phép; trong đó nợ của Chính phủ là 53,1%, cao hơn mức trần cho phép cũ và sắp phá vỡ trần mới theoNghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9-11-2016 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm của quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, với quy định nợ công hàng năm (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50%.

Theo Bộ Tài chính, tính đến 31-12-2015, tổng số cam kết bảo lãnh chính phủ là gần 26 tỷ USD, trong đó bảo lãnh nước ngoài là hơn 21,8 tỷ USD, chiếm 10,2% GDP. Tổng số nợ thực tế được Chính phủ bảo lãnh là khoảng 21 tỷ USD (bao gồm cả nợ được bảo lãnh để tái cơ cấu Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC), chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP. Cam kết cấp bảo lãnh Chính phủ tăng luôn đồng nghĩa với tăng áp lực lên nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ;dự kiến nợ dự phòng NSNN phải ứng trả thay trong 10 năm của SBIC tới lên tới 63,2 nghìn tỷ đồng. Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/kinh-doNếu như SBIC không trả được thì Bộ Tài chính sẽ ứng tiền trả thay SBIC...

Trên thực tế, một số tập đoàn, tổng công ty và DNNN nhà nước đã lạm dụng huy động vốn kiểu “tự vay tự trả” lớn, vượt quá mức khống chế theo quy định (không quá 3 lần vốn chủ sở hữu) dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến an toàn tài chính của doanh nghiệp và có thể khiến NSNN phải trả nợ thay hoặc gánh lỗ cho chúng. Theo BTC, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2015 có tổng số nợ phải trả lên đến 1,5 triệu tỉ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2014. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần.

Bởi vậy, trong thời gian tới, kiểm soát chặt chẽ nợ của DNNN là vấn đề cấp bách để vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, vừa không để nợ DNNN đẩy trần nợ công vượt ngưỡng nguy hiểm, góp phần trực tiếp và gián tiếp cải thiện gánh nặng nợ công của Việt Nam.

5. Kiếm lợi trong CPH DNNN

Thực tế cho thấy, quá trình cổ phần hóa (CPH) DNNN thời gian qua khá chậm trễ và chưa thực sự đạt mục tiêu về tăng cường huy động vốn xã hội hóa và bổ sung các nguồn lực mới khác cho phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN sau CPH…

Đặc biệt, còn nhiều điều đáng quan ngại về thất thoát tài sản công, kể cả hiện tượng tư nhân hóa ngầm các DNNN. Biểu hiện tập trung điển hình ở một số vụ bán cổ phần DNNN với giá quá rẻ, thấp hơn nhiều so với giá trị thực của DNNN; cũng như qua việc một số cổ đông tích cực và chủ động công khai hoặc ngấm ngầm mua gom cổ phần và trở thành nhóm nhỏ cổ đông lớn nhất, nắm quyền khống chế trong và sau khi CPH DNNN, biến DNNN từ sở hữu nhà nước thành sở hữu riêng, sở hữu có tính gia đình trên thực tế của một số ít cổ đông vốn là các lãnh đạo cấp cao của DNNN hoặc người nhà của họ, tạo ra thế hệ “đại gia” gia đình trị, giàu có và giàu nhanh đến bất ngờ.

Theo công văn số 2000/BTC-TTr ngày 15-2-2017gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tài chính, từ ngày 1-7-2014 đến ngày 30-11-2016, cả nước có tới 60 trường hợp DNNN, DNNN sau CPH được cơ quan có thẩm quyền (cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH và không thực hiện đấu giá khi CPH. Nhiều dự án thậm chí còn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với NSNN.

Theo tinh thần Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18-6-2014 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 15-2-2017 đến hết năm 2020, sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa theo tiêu chí phân loại danh mục và tỉ lệ vốn nhà nước cụ thể cho từng doanh nghiệp. Quyết định mới trên có những điểm đột phá quan trọng: Nhà nước thu hẹp số DN nắm giữ 100% vốn điều lệ (chỉ còn ở 103 DN trong 11 lĩnh vực xổ số, ngân hàng, truyền tải, điều độ hệ thống điện, sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ, quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, quản lý không lưu, in tiền…) và linh hoạt các tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ  (với 4 DN trên 65%; 27 DN trên 50% đến dưới 65% và 106 DN dưới 50%) trong các DN thuộc lĩnh vực khác. Việc ban hành danh mục CPH DNNN chi tiết sẽ giúp các nhà đầu tư có thông tin cụ thể để chủ động và an tâm trong chuẩn bị và ra quyết định đầu tư. Đặc biệt, việc nêu rõ danh mục từng DN với các mức tỷ lệ nắm vốn và trách nhiệm cụ thể của từng Bộ, ngành, tập đoàn và địa phương trong xác định lộ trình và thời hạn hoàn tất các công việc đã tạo cơ sở và áp lực pháp lý thống nhất chấm dứt chuyện chậm trễ CPH DNNN do các bên liên quan trì hoãn thực hiện hoặc viện cớ lạm dụng mục tiêu công ích để xin điều chỉnh tỷ lệ vốn cổ phần vì lợi ích nhóm, cục bộ, địa phương…

Để bảo vệ tài sản công trong quá trình CPH những DNNN, nhất là đối với các DNNN có tài sản lớn, việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới và CPH DNNN thời gian tới cần gắn với yêu cầu đột phá hơn nữa về cơ chế thu hút các nhà đầu tư chiến lược có năng lực; xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp cho từng DN; xác định đúng và đầy đủ giá trị thương hiệu và đất đai vào giá trị doanh nghiệp khi CPH, tránh thất thoát tài sản công; kiện toàn và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là người đại diện phần vốn nhà nước tại DN; tăng cường năng lực, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm soát viên và kiểm toán nội bộ; tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản trị và kiểm soát, kiểm toán DN hậu CPH bảo đảm công khai, minh bạch, đúng pháp luật về các nguồn đầu tư, tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập và tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn, đãi ngộ lãnh đạo DN và người lao động gắn với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đặc biệt, cần sớm nhận diện, xử lý kịp thời và nghiêm khắc cả về tài chính, hành chính và hình sự các lãnh đạo, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN không nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện không đúng quy định, sai mục đích, kém hiệu quả, gây thất thoát, thua lỗ vốn và tài sản của nhà nước trong quá trình sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành DN. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện các phương án sắp xếp, đổi mới DNNN và Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả công ty nông, lâm nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Thực tế đã, đang và sẽ còn cho thấy, quá trình sắp xếp, đổi mới và CPH  DNNN chỉ được đẩy nhanh, đúng hướng và có hiệu quả cao nhất khi và chỉ khi có đột phá cơ chế phù hợp trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường và xử lý hài hòa lợi ích, trong đó kiên quyết chống lợi ích nhóm bất minh, bất hợp pháp và phải thực sự coi trọng mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

Việc kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc minh bạch hóa, góp phần phòng chống tham nhũng, thất thoát tài sản công trong quá trình thực hiện CPH DNNN...Việc tổ chức đấu giá nghiêm túc chắc chắn sẽ  thu về con số gấp nhiều lần mức giá khởi điểm chủ quan trên.

Thực tế không chỉ đòi hỏi cần tổ chức thanh tra, kiểm toán lại các vụ chuyển nhượng đất đai, hồi tố và truy thu, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định hiện hành, trục lợi gây thất thoát tài sản công và thất thu NSNN; mà còn cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở để tạo hành lang pháp lý minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh, chặt chẽ nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị.

Đặc biệt, để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, tránh giá trị cổ phiếu ảo, cần đưa giá trị sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH. Việc định giá đất cần bám sát giá thị trường, gắn với quy hoạch sử dụng đất. Nhà nước không cho doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời hạn giao đất, mà chỉ ổn định trong khoảng thời gian nhất định và có điều chỉnh giá thuê sau thời gian đó theo nguyên tắc bám sát giá thị trường; tiếp tục hướng dẫn việc xác định giá đất cụ thể (cả thuê và giao) theo quy định của Luật Ðất đai năm 2013. Ðồng thời, bổ sung quy định về xử lý đất đai đối với các DN quản lý nhiều đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao theo hướng yêu cầu DNNN CPH có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định, bảo đảm phù hợp với quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quyết định của Chính phủ; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương và phải được gửi đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn trước khi thực hiện xác định giá trị DN.

Cần nhấn mạnh rằng, do những giá trị lớn về dất đai và tài sản công của các DNNN sẽ CPH trong thời gian tới, quá trình đấu giá cần được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở phải thông tin đầy đủ về diện tích đất, vị trí, giá thuê và thời hạn thuê, phương thức thanh toán tiền thuê đất; kiên quyết xử lý nghiêm khắc hiện tượng "quân xanh, quân đỏ", dùng thủ thuật, kỹ thuật (như nộp hồ sơ quá gấp gáp hay bắt tay nhau) để gạt người khác ra, dìm giá và chi phối kết quả đấu giá khi CPH  DNNN…; bảo đảm trách nhiệm giải trình; phòng ngừa, khắc phục tình trạng “nhóm lợi ích", "sân sau" thao túng hoạt động của DNNN trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước, xã hội và DN.

TS Nguyễn Minh Phong

Báo Nhân Dân