28/03/2024 lúc 17:00 (GMT+7)
Breaking News

Cần có chiến lược dài hạn để phát triển điện gió ở Việt Nam

VNHN - Việt Nam đang tìm kiếm các lựa chọn khác nhau để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng gia tăng của nền kinh tế. Chính vì thế, việc phát triển nguồn năng lượng điện gió cần có chiến lược dài hạn.

VNHN - Việt Nam đang tìm kiếm các lựa chọn khác nhau để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng gia tăng của nền kinh tế. Chính vì thế, việc phát triển nguồn năng lượng điện gió cần có chiến lược dài hạn.

 Cánh đồng điện gió trên biển ở Bạc Liêu (Ảnh: Báo Đất Mũi) 

Tính đến thời điểm này, tương lai cho các dự án điện gió vận hành thương mại sau ngày 1/11/2021 vẫn chưa được xác định. Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương đề xuất và trình Chính phủ xem xét, quyết định cơ chế đấu thầu phát triển điện gió và giá mua điện. Tuy nhiên, ngày 9/4/2020, Bộ Công thương đã có Công văn số 2491/BCT-ĐL trình Thủ tướng Chính phủ xem xét: Gia hạn thời gian áp dụng giá FIT cho các dự án điện gió ở Việt Nam đến tháng 12/2023; giao Bộ Công thương tính toán, đề xuất giá mua điện gió mới áp dụng cho các dự án điện gió có ngày vận hành từ 1/11/2021 đến 31/12/2023.

Hiện các dự án điện gió đang gặp khó khăn về giải tỏa công suất từ nguồn điện, cụ thể tại Bình Thuận, Ninh Thuận đang cập nhật thông số về đường truyền tải bị nghẽn. Với kịch bản mới của Bộ Công thương trình thì tỷ lệ điện gió và mặt trời rất cao, nên đề xuất nâng cao dự án đẩy mạnh lưới điện trước giai đoạn 2025, đưa công suất khu vực năng lượng tái tạo về khu phụ tải chính. Tuy nhiên việc lắp đặt trạm biến áp lớn cũng gặp khó khăn như Trạm biến áp 500 KV Long Thành có thể hút tương đối lớn công suất ở Thành phố Hồ Chí Minh. Giải pháp quan trọng là cần có thuật toán điều khiển tối ưu công suất hiệu quả nhất để phát triển và ứng dụng tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư cho rằng, nếu không có giá FIT hợp lý tức là bài toán giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ suất hoàn vốn nội tại (IRR) sẽ không hiệu quả và sẽ không thể bỏ vốn ra đầu tư được, ngoài bài toán về tài chính, các nhà đầu tư còn đối mặt với rủi ro về chính sách, về đấu nối, về giải phóng mặt bằng… nên rất cần các đơn vị hoạch định chính sách cân nhắc kỹ lưỡng và đưa đủ các yếu tố đầu vào, đầu ra khi tính giá FIT cho giai đoạn sắp tới cho phù hợp cơ chế FIT. Bên cạnh đó, cần có chiến lược dài hạn như: Công bố tổng công suất, lộ trình phát triển nội địa hóa, tích hợp thêm hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo (ESS), tự chủ phát triển điện gió ngoài khơi để thu hút nguồn đầu tư nhằm thúc đẩy hợp tác sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Để nguồn năng lượng điện gió phát triển bền vững, chúng ta phải  quan tâm tới chính sách thuế, các giấy phép cần có để triển khai điện gió ngoài khơi; cơ chế đấu thầu: cơ quan tổ chức, hợp đồng mua bán điện (PPA), trách nhiệm các bên tham gia. Ngoài ra, cần luật hóa các vấn đề, cơ chế thiết lập chuỗi cung ứng phát triển điện gió ngoài khơi trong nước, đặc biệt, quan tâm đến nguồn nhân lực từ phía các trường đại học./.