25/04/2024 lúc 16:41 (GMT+7)
Breaking News

Cải cách thực chất góp phần cải cách thủ tục hành chính

VNHN - Khoản 4, Điều 14, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã cấm việc quy định thủ tục hành chính trong thông tư, trừ trường hợp được giao trong luật. Đây được coi là “chốt chặn” hiệu quả, góp phần cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vẫn có tình trạng các cơ quan soạn thảo đề xuất nhiều thủ tục hành chính trong thông tư dù không được giao trong luật.

VNHN - Khoản 4, Điều 14, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã cấm việc quy định thủ tục hành chính trong thông tư, trừ trường hợp được giao trong luật. Đây được coi là “chốt chặn” hiệu quả, góp phần cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vẫn có tình trạng các cơ quan soạn thảo đề xuất nhiều thủ tục hành chính trong thông tư dù không được giao trong luật.

Ảnh minh họa

Xin lần lượt từng thủ tục

Năm 2019, Bộ Y tế lấy ý kiến dự thảo Thông tư về đăng ký gia công thuốc, sau đó đổi tên thành Thông tư về đăng ký lưu hành thuốc gia công. Theo dự thảo Thông tư này, các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động gia công thuốc phải thực hiện một thủ tục hành chính để xin phép cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, Luật Dược năm 2016 không có bất kỳ quy định nào về thủ tục hành chính này; các luật khác có thể có liên quan như Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Hải quan, Luật Chuyển giao công nghệ… cũng không giao cho Bộ Y tế quy định về thủ tục hành chính đăng ký thuốc gia công đối với thuốc trong nước. Hiện nay, Bộ Y tế đã dừng việc ban hành thông tư này.

Một ví dụ khác, Nghị định 86/2019/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có quy định các học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục nước ngoài phải được học một số nội dung bắt buộc; đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung đào tạo bắt buộc. Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết nội dung này lại yêu cầu tài liệu dạy học này phải được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Quy định này đã đặt ra một thủ tục hành chính mới tại cấp thông tư mà không được giao trong luật.

Có một thực tế rất đáng quan tâm khi soạn thảo nhiều quy định pháp luật là đặt ra yêu cầu doanh nghiệp và người dân chỉ được thực hiện một hoạt động nào đó khi có được sự đồng ý hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước, nhưng lại không có quy định cụ thể về thủ tục hành chính để làm việc đó. Một thủ tục hành chính như vậy không đáp ứng các quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính. Tình trạng này sẽ dẫn đến nguy cơ là khi thực thi, đối tượng chịu sự điều chỉnh sẽ không biết mình phải xin phép như thế nào, còn cơ quan nhà nước thì có thể tuỳ tiện khi cấp phép. Đơn cử, các doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh phải xin các loại giấy phép “con” trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Doanh nghiệp chỉ có thể bắt đầu hoạt động nếu có đủ các loại giấy phép này. Nếu trong cùng một thời điểm, doanh nghiệp có thể đồng thời làm nhiều thủ tục hành chính thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà các cơ quan nhà nước vẫn bảo đảm được nội dung quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều trường hợp pháp luật lại yêu cầu doanh nghiệp phải lần lượt xin từng loại giấy phép, không được phép làm nhiều thủ tục cùng một lúc. Vì giấy phép này là thành phần hồ sơ để nộp khi xin giấy phép khác nên doanh nghiệp sẽ phải tuần tự làm các thủ tục hành chính, kéo dài thời gian và gia tăng chi phí tuân thủ.

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các phụ lục cũng là một phần của văn bản quy phạm pháp luật và có giá trị tương đương với nội dung chính của văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, các nội dung đưa thêm vào mẫu giấy tờ cũng có giá trị tương đương với nội dung trong phần chính của văn bản quy phạm pháp luật. 

“Cài cắm” thêm thủ tục

Mẫu đơn, mẫu giấy phép không được “cài cắm” thêm các mẫu giấy tờ thủ tục hành chính tại phụ lục văn bản quy phạm pháp luật là quy định hiện hành. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng là các cơ quan soạn thảo “cài cắm” thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp, người dân vào các mẫu văn bản tại phụ lục, dù trong phần nội dung chính của văn bản quy phạm pháp luật lại không có nội dung này. Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, việc này dường như nhằm tránh né sự thẩm tra, thẩm định, giám sát trong quá trình xây dựng văn bản, bởi thông thường các cán bộ làm công tác thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản pháp luật hoặc khi lấy ý kiến các đối tượng liên quan chỉ tập trung đọc phần nội dung chính mà ít khi đọc các phụ lục. Việc “cài” thêm các tài liệu nộp kèm vào mẫu đơn, thay vì để ở quy định của điều luật là cách làm thiếu minh bạch, không chỉ dễ gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp tuân thủ mà còn gây khó khăn trong quá trình thẩm định, thẩm tra.

Đơn cử, tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Trồng trọt, Khoản 1, Điều 9 đã có quy định về hồ sơ làm thủ tục hành chính gồm văn bản đề nghị theo Mẫu 01 của Phụ lục IV và báo cáo kết quả bình tuyển, báo cáo kết quả thiết lập vườn theo Mẫu 02 và Mẫu 03 của Phụ lục IV. Nếu chỉ đọc Khoản 1, Điều 9 thì nhiều người sẽ nghĩ rằng hồ sơ chỉ gồm 2 thành phần như trên. Tuy nhiên, Mẫu 01, Mẫu 02 và Mẫu 03 đều yêu cầu người làm hồ sơ phải nộp kèm thêm tài liệu gồm sơ đồ vườn cây, tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt, tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt, kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi, tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn dòng; phiếu kết quả kiểm nghiệp sạch bệnh đối với cây có múi; và tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ vườn cây. Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Trồng trọt cũng đưa ra các mẫu đơn khi xin phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu giống cây trồng. Các mẫu này lại có thêm dòng ghi cam kết của doanh nghiệp như báo cáo kết quả xuất khẩu về Cục Trồng trọt; cam kết giống cây trồng nhập khẩu không phải là giống biến đổi gen, không chứa chất ma tuý, không gây hại cho sức khoẻ cong người và môi trường sinh thái. Như vậy, mẫu đơn đã đưa thêm nghĩa vụ cho doanh nghiệp./.