20/04/2024 lúc 18:19 (GMT+7)
Breaking News

Bộ Tư pháp đôn đốc triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch

VNHNO - Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch của Chính phủ, hướng tới xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử áp dụng thống nhất trên toàn quốc, từ năm 2016 đến nay, Bộ Tư pháp đã xây dựng và bước đầu triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (sau đây gọi tắt là Hệ thống) cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hệ thống được triển khai đã đạt nhiều kết quả tốt, tích cực, từng bước đáp ứng được nhu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch của cơ quan nhà nước và tạo thuậ

VNHNO - Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch của Chính phủ, hướng tới xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử áp dụng thống nhất trên toàn quốc, từ năm 2016 đến nay, Bộ Tư pháp đã xây dựng và bước đầu triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (sau đây gọi tắt là Hệ thống) cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hệ thống được triển khai đã đạt nhiều kết quả tốt, tích cực, từng bước đáp ứng được nhu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch của cơ quan nhà nước và tạo thuận lợi tối đa cho người dân. 

Chính vì vậy, đến nay, Hệ thống đang hoạt động với sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước:

- 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chính thức đưa toàn bộ Hệ thống vào áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố đáp ứng yêu cầu mở rộng cấp Số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 13/3/2017;

- 09 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác đã được Bộ Tư pháp hỗ trợ đào tạo cán bộ đầu mối và đang chủ động, tích cực triển khai các công việc cần thiết để sớm đưa Hệ thống vào khai thác, sử dụng trong thời gian tới.(Chi tiết xem Phụ lục kèm theo Công văn này).

Nhằm đảm bảo tiến độ theo quy định, đến ngày 01/01/2020 chính thức thực hiện liên thông, chia sẻ dữ liệu hộ tịch điện tử trên phạm vi toàn quốc và kết nối, đồng bộ dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào thực trạng triển khai Hệ thống tại địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện một số nội dung sau đây:

1. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chính thức triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch

- Quán triệt các công chức tư pháp – hộ tịch tại địa phương khai thác, sử dụng Hệ thống phục vụ hiệu quả cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch và đúng quy trình của phần mềm đã được hướng dẫn, tránh tối đa các sai sót không đáng có;

- Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để đảm bảo từng bước tiến hành nhập liệu, điện tử hóa các thông tin hộ tịch tại địa phương phù hợp với lộ trình tạo lập Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Bộ Tư pháp (Cục Công nghệ thông tin) hướng dẫn, hướng tới từng bước xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc từ 01/01/2020;

- Đề xuất nhu cầu kết nối, chia sẻ, tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống phần mềm của địa phương với Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp.

Ảnh minh họa

2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Bộ Tư pháp hỗ trợ tập huấn, triển khai nhưng chưa đưa Hệ thống vào áp dụng chính thức (bao gồm cả TP. Hà Nội và TP. Đà Nẵng)

- Rà soát, đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tại các cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn (đường truyền internet, máy tính, máy in, các phôi giấy tờ hộ tịch...) để triển khai Hệ thống một cách hiệu quả;

- Chính thức đưa toàn bộ Hệ thống vào áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố chậm nhất là trong Quý I/2019;

- Triển khai các nội dung nêu tại Mục 1 của Công văn này.

3. Đối với các địa phương chưa tham gia tập huấn, triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch

- Trường hợp địa phương chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh, thành phố: Tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai, áp dụng chính thức, đầy đủ Hệ thống trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố, đảm bảo hoàn thành chậm nhất là trong Quý II/2019; đăng ký nhu cầu, thời điểm tập huấn với Bộ Tư pháp để bố trí kế hoạch hỗ trợ phù hợp;

 - Trường hợp địa phương đang ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh, thành phố: Tiến hành đánh giá, chỉnh sửa phần mềm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về hộ tịch đối với cả dữ liệu hộ tịch lịch sử và dữ liệu hộ tịch được đăng ký mới; thực hiện kết nối, đồng bộ dữ liệu trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, hoàn thành chậm nhất là trong Quý II/2019. Trường hợp phần mềm của địa phương không đáp ứng được yêu cầu, đề nghị khẩn trương tiến hành triển khai, áp dụng chính thức, đầy đủ Hệ thống của Bộ như đối với các địa phương chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch;

-  Các điều kiện và phương án triển khai Hệ thống; điều kiện kết nối, tích hợp dữ liệu từ các ứng dụng hiện có của địa phương với Hệ thống của Bộ Tư pháp: Đề nghị các địa phương tham khảo tại Công văn số 345/CNTT-HTTT&CSDL ngày 27/6/2016 của Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) về việc triển khai phần mềm hộ tịch tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Triển khai các nội dung như đã nêu tại Mục 1 sau khi đưa Hệ thống vào áp dụng chính thức/hoàn thành việc kết nối, đồng bộ dữ liệu từ phần mềm của địa phương vào Hệ thống của Bộ./.

Theo Moj.gov.vn