29/03/2024 lúc 21:21 (GMT+7)
Breaking News

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra nước ngoài

VNHN - Tổ chức các đoàn giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào các thị trường đã có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam là giải pháp Bộ Công Thương đang triển khai nhằm xúc tiến xuất khẩu gạo trong bối cảnh giá cả mặt hàng này đang giảm sâu như hiện nay.

VNHN - Tổ chức các đoàn giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào các thị trường đã có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam là giải pháp Bộ Công Thương đang triển khai nhằm xúc tiến xuất khẩu gạo trong bối cảnh giá cả mặt hàng này đang giảm sâu như hiện nay.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, tháng 11/2019 cả nước xuất khẩu 365.352 tấn gạo, thu về 168,09 triệu USD, giảm trên 19% cả về khối lượng và kim ngạch so với tháng liền kề trước đó. Tính chung trong cả 11 tháng năm 2019 xuất khẩu gạo vẫn tăng 4,1% về lượng so với cùng kỳ, đạt 5,87 triệu tấn, nhưng giá trị thu về lại giảm trên 9%, đạt 2,58 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu trong năm nay đã tụt dốc rất mạnh so với năm 2018 và là nguyên nhân chính khiến giá trị gạo xuất khẩu ở mức thấp. Philippines thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của Việt Nam.

Năm 2018, gạo được đánh giá là điểm sáng của nhóm hàng nông thủy sản khi đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về kim ngạch và giá duy trì ở mức cao trong suốt cả năm. Cả năm 2018, lượng xuất khẩu đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3%. Giá xuất khẩu bình quân năm 2018 ở mức 501,0 USD/tấn, tăng 10,7%, tương đương mức tăng ấn tượng là 48 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2017. Nhưng sang năm 2019, giá gạo xuất khẩu đã giảm mạnh.

Giá gạo năm nay giảm sâu so với năm 2018.

Sản lượng tăng nhưng giá trị thu về lại giảm đáng kể do nhiều nước nhập khẩu gạo lớn đã có những sự thay đổi sâu sắc về chính sách đối với mặt hàng lúa gạo. Với tình hình hiện nay, kim ngạch xuất khẩu gạo được đánh giá rất khó để đạt mục tiêu 3 tỷ USD trong năm 2019. Để tháo gỡ những khó khăn cho ngành lúa gạo thời gian tới, giới chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, mặc dù ngành lúa gạo đối diện với nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực chuyển dịch thị trường, theo đó đã mở rộng xuất khẩu gạo sang thị trường tiềm năng như châu Mỹ, châu Phi. 

Đây là điểm cần tiếp tục thực hiện, bên cạnh đó, về lâu dài, cần giảm dần diện tích trồng lúa, thay bằng các sản phẩm nông sản khác mang lại giá trị kinh tế cao. Về phía Bộ Công Thương, Bộ đang tích cực thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại cho mặt hàng gạo. Từ đầu năm đến nay, Cục Xuất Nhập khẩu đã nhiều lần tổ chức mời đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo Trung Quốc sang Việt Nam nhằm kết nối, giao thương và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại gạo.

Các doanh nghiệp Trung Quốc được thăm quan thực địa tại các địa phương có sản lượng gạo hàng hóa lớn và tập trung nhiều doanh nghiệp xuất khẩu để có thể thấy được những tiến bộ về chất lượng gạo Việt Nam, tiềm năng trong sản xuất cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, giúp doanh nghiệp Trung Quốc có những đánh giá thực tế về hoạt động sản xuất, chế biến gạo và thương hiệu gạo Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đang xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, từ đó tận dụng ưu đãi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu.