19/04/2024 lúc 10:34 (GMT+7)
Breaking News

‘Bay trên tổ chim cúc cu’ - tiểu thuyết Mỹ vĩ đại nhất thế kỷ 20

VNHNO - Bay trên tổ chim cúc cu là sáng tác của nhà văn Kenneth Elton Ken Kesey. Tác phẩm một phúng dụ lấp lánh về thiện và ác, được tạo nên từ những trang văn vừa sảng khoái vừa bi thương. Nó đã chạm tới những câu hỏi phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, bình thường và bất thường, sự tỉnh táo và điên loạn.

VNHNO - Bay trên tổ chim cúc cu là sáng tác của nhà văn Kenneth Elton Ken Kesey. Tác phẩm một phúng dụ lấp lánh về thiện và ác, được tạo nên từ những trang văn vừa sảng khoái vừa bi thương. Nó đã chạm tới những câu hỏi phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, bình thường và bất thường, sự tỉnh táo và điên loạn.

(Ảnh: internet)

“Cha đẻ” của tác phẩm Bay trên tổ chim cúc cu

Kenneth Elton “Ken” Kesey (1935-2001) sinh ra ở Mỹ.  một tiểu thuyết gia người Mỹ, nhà viết tiểu luận và nhân vật phản văn hóa. Ông tự coi mình là mối liên hệ giữa Thế hệ đánh bại những năm 1950 và những người hippie của thập niên 1960.

 Ông từng theo học tại Đại học Oregon và Đại học Stanford, có thời gian làm việc tại khu điều trị tâm thần đồng thời tình nguyện tham gia làm vật thí nghiệm trong chương trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc kích thích lên người. Trải nghiệm này đã đóng góp rất nhiều vào thành công của "Bay trên tổ chim cúc cu" được xuất bản vào năm 1962, một trong những tiểu thuyết Mỹ vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Tiểu thuyết Mỹ vĩ đại nhất của thế kỷ 20

Câu chuyện diễn ra ở thế kỉ trước ở một trại tâm thần đầy quy tắc với cái tên nhân văn Cộng đồng trị liệu, bệnh nhân giống như những con chiên ngoan đạo được sống trong những vỏ bọc của những nguyên tắc do Liên hợp tạo ra.

Mọi chuyện dường như đảo ngược khi McMurphy xuất hiện hắn bất trị như một chú ngựa hoang. Cái phần tốt đẹp yêu tự do, thích tung hoành của hắn đã làm nên một cuộc cách mạng, tạo ra mối lên kết giữa những thân xác yếu ớt, những trí não bị tổn thương, nhắc họ nhớ về cá tính, về chính mình. Nó thách thức trật tự đạo đức giả mà Liên hợp áp đặt.

 Sự xuất hiện của Mc.Murphy đã khiến các bệnh nhân tìm lại được chính mình. Thế giới không còn thuộc về kẻ mạnh họ không còn là những con thỏ nhảy tưng tưng trong thế giới Walt Disney. Thay vì tích cực chữa trị cho những bệnh nhân, y tá và những nhân viên làm họ yếu đi để dễ bề giam cầm trong khuôn khổ, thực hiện các quy tắc của chúng, sống như chúng sai khiến. Chúng biến những người đàn ông vốn không khác gì những người bình thường ngoài kia là bao – trở thành những con thỏ dễ bảo, nhút nhát và bất lực. Nơi đây thế giới thuộc về những kẻ mạnh. Với những bệnh nhân dám vượt ngoài khuôn khổ, chúng dùng liệu pháp sốc điện để trừng phạt và làm gương cho những người khác.

Những bệnh nhân kia, ngạc nhiên thay khi họ không hề bị điên, thậm chí rất nhiều người trong số họ vào trại là do bản thân tự nguyện. Một vài người trải qua những tổn thương tâm lý nặng nề, Sefelt bị động kinh, Billy khổ sở vì nói lắp… họ chỉ khác với số đông. Cuộc sống ở trại tâm thần không phải là thiên đường, nhưng vẫn còn quá bình yên so với cuộc sống bên ngoài chỉ dành cho những kẻ mạnh. Họ để mặc cho mọi thứ khống chế và điều khiển, chấp nhận bị xem là kẻ điên, thu mình lại để được sống yên ổn. Bắt đầu bằng những màn cá cược cuộc đọ sức của mụ y tá trưởng và toán tâm thần. Họ không còn là những con chiêm luôn nghe theo lời bà mẹ y tá trưởng nữa, họ bắt đầu khao khát và vượt qua sự sợ hãi của mình.

Cuối truyện, McMurphy chết đi nhưng những khao khát tự do mãnh liệt của hắn vẫn còn đó. Hán đã tiếp ý chí và sức mạnh cho những người khác. Một vài người xin ra viện, và Bromden – ban đầu giả câm điếc để an phận, đã thực hiện nốt cuộc cách mạng của người thủ lĩnh đập tan cửa kính và trốn khỏi viện, bắt đầu cuộc sống tự do đích thực.

Nhân vật McMurphy trong truyện là biểu tượng mãnh liệt về tình yêu tự do, hắn không chỉ đấu tranh cho tự do của mình mà còn truyền cảm hứng và khao khát cho những người xung quanh (Ảnh: internet)

Những song sắt và cửa kính có thể giam hãm thân thể họ nhưng không thể kiềm giữ tinh thần tự do, phóng khoáng vốn là những khát vọng chân chính của con người dù là ai, dù là ở bất kỳ đâu.

Bay qua tổ chim cúc cu (One Flew Over the Cuckoo's Nest) được dựng thành phim năm 1975 bởi đạo diễn Miloš Forman và giành được cả 5 giải Oscar (Ảnh: internet)

“Bay trên tổ chim cúc cu” có mặt trong những cuốn sách vĩ đại nhất của thế kỷ 20 và bộ phim chuyển thể cùng tên là một trong ba bộ phim hiếm hoi suốt lịch sử giải Oscar từng thắng giải Big Five – bộ năm giải thưởng quan trọng nhất của giải thưởng điện ảnh danh giá này. “Bay trên tổ chim cúc cu” với những giá trị vĩnh hằng và bất diệt là một kiệt tác xuyên thời gian với sức mạnh không thể bị lãng quên.

Xuyên suốt tác phẩm là cuộc đấu giữa những nguyên tắc, áp chế từ đó mà độc giả kiếm tìm lại những niềm vui tìm được chính mình. Và đúng như New York Herald Tribune đã từng khẳng định:“Với tư cách một tác phẩm hư cấu, đây là tiểu thuyết xứng đáng được khen tặng đặc biệt, vì bối cảnh, vì câu chuyện, vì cách viết đầy sức mạnh chứa trong đó sự hài hước đớn đau, nỗi giận dữ và lòng trắc ẩn, và, trên hết thảy, vì đã tạo ra nhân vật Randle P. McMurphy”…