29/03/2024 lúc 20:08 (GMT+7)
Breaking News

Bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong khó khăn

VNHN - Không khó để tìm thấy những bằng chứng về sự năng động, tính thích ứng với bối cảnh đại dịch của doanh nghiệp trong các hoạt động quản lý, điều hành mấy tháng vừa qua.

VNHN - Không khó để tìm thấy những bằng chứng về sự năng động, tính thích ứng với bối cảnh đại dịch của doanh nghiệp trong các hoạt động quản lý, điều hành mấy tháng vừa qua.

Điều này chắc chắn phải được bắt nguồn từ một tinh thần kinh doanh mạnh mẽ, một sự bình tĩnh bươn chải cần thiết, không bấn loạn bởi những khó khăn, thách thức chưa từng có, chưa từng được đề cập đến trong các kịch bản kinh tế của năm 2020. Covid-19 sẽ làm các doanh nghiệp Việt Nam “bấn loạn” “đổ vỡ” cỡ nào? Đó là câu hỏi quan trọng với nhiều người quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta đều biết, trong kinh doanh, tinh thần và sự bình tĩnh rất quan trọng bởi nó quyết định tầm nhìn, hành động đúng đắn và thành công của người làm kinh doanh.

Đây cũng chính là vấn đề được đặt ra trong bối cảnh chúng ta đang nhìn thấy ngày một rõ hơn sự ảnh hưởng và sức tàn phá ghê gớm của đại dịch Covid-19 tới hầu hết ngành nghề kinh doanh trừ y tế, lương thực và mặt hàng thiết yếu; tới hầu hết doanh nghiệp, từ những tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa cho đến hơn 5,7 triệu hộ kinh doanh lớn nhỏ. Trước đây vài tháng, không ai có thể hình dung được thị trường, sức mua sẽ giảm chưa từng có như thế trên bình diện thị trường toàn cầu cũng như nội địa.

Lâu nay, có một nhận xét chưa thật đúng nhưng luôn ám ảnh chúng ta đó là: “Khi nói đến doanh nghiệp Việt là nói đến hình ảnh những doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, siêu nhỏ, chủ yếu gia công, thậm chí có cả sự làm ăn chụp giật, khó vươn ra biển lớn...”. Có những lúc, các doanh nghiệp còn bị ví von như “những chiếc thuyền thúng”. Thế nhưng, sự thực là cho đến thời điểm hiện nay, GDP của Việt Nam trong quý I vẫn tăng trưởng 3,82%, bất chấp mọi tác động ghê gớm từ dịch bệnh.

Điều đáng nói là GDP của Việt Nam vẫn tăng, trong khi kinh tế thế giới đang trải qua cơn suy thoái tồi tệ nhất, hơn cả giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu của thập niên trước. Ở đây cũng cần nhắc đến một yếu tố là giá dầu thô giảm kỷ lục, mà dầu thô luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong việc góp phần tạo nên GDP của Việt Nam. Dù vậy, kết quả kể trên đã nói lên sự hiệu quả trong chỉ đạo Đảng, Nhà nước và đặc biệt là sự quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành và sự đóng góp rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân để đẩy lùi dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 

Không hề khó để tìm thấy những bằng chứng về sự năng động, tính thích ứng với bối cảnh dịch bệnh hiện nay của doanh nghiệp trong các hoạt động quản lý, điều hành mấy tháng vừa qua. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tích cực thay đổi và tìm kiếm các nguồn tín dụng có lãi suất thấp hơn từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, gói hỗ trợ của ngân hàng thương mại cũng như tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu, hàng hóa dịch vụ mới hoặc thực hiện hình thức “kinh tế chia sẻ” với bạn hàng, đối tác kinh doanh hay các nhà đầu tư và cả người tiêu dùng. Cũng có những doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức bán hàng online, tập trung coi trọng củng cố nền tảng thương mại điện tử, tích cực trong việc tham gia hiến kế xây dựng chính sách kinh tế.

Chúng ta phải tích cực chuẩn bị để khai thác triệt để thị trường từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với toàn bộ sức lực còn lại của doanh nghiệp và sẽ hành động trong thời gian sớm nhất có thể. Ảnh: Internet

Đây là một số trong rất nhiều hình thức doanh nghiệp trong nước đã áp dụng trong thời gian qua, có nói thể nói là “muôn hình vạn trạng”, với mục tiêu tồn tại để vươn lên. Và sẽ là khiếm khuyết nếu không nhắc đến một số lượng không nhỏ các doanh nhân còn nhiều lo lắng, băn khoăn, thậm chí bấn loạn vì thách thức và sự tàn phá của dịch Covid-19 quá lớn. Nhưng chính trong số đó, cũng có một số lượng không nhỏ tin là sẽ kiểm soát được tình hình và vượt qua khó khăn để phát triển, nếu các gói hỗ trợ của Chính phủ đến được kịp thời.

Đây chính là sự cân bằng rất cần thiết cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu nhìn nhận ở khía cạnh thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt, là sự sàng lọc luôn diễn ra mạnh mẽ không ngừng. Nhiều doanh nhân có chung một tâm sự: “Doanh nghiệp của chúng tôi hiện nay đang rất khó khăn, hàng hóa dịch vụ đình trệ, nguồn tiền thì cạn kiệt dần, nếu tình hình này kéo thêm 3 đến 6 tháng nữa thì chắc là phải đóng cửa. Nhưng chưa bao giờ chúng tôi có ý định cho bất cứ lao động nào nghỉ việc, chúng tôi muốn giữ chân người lao động đến phút cuối cùng với doanh nghiệp. Chúng tôi luôn tin là khi doanh nghiệp và người lao động cùng đứng về một phía thì sẽ vượt qua được mọi khó khăn”.

Câu nói ấy cũng phản ánh sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và cả tinh thần bất khuất truyền thống được kế thừa. Và cũng có nhiều doanh nhân cùng chung một ý chí, một suy nghĩ: Lúc này chính là lúc mức độ cạnh tranh giảm vì nhiều đối thủ đã dừng cuộc chơi. Chúng ta phải tích cực chuẩn bị để khai thác triệt để thị trường từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với toàn bộ sức lực còn lại của doanh nghiệp và sẽ hành động trong thời gian sớm nhất có thể.

Điều mà doanh nghiệp cần nhất lúc này chính vốn trung và dài hạn. Thực sự đây là ý chí, suy nghĩ vô cùng ấn tượng bởi trong đó bao hàm bản lĩnh và tinh thần kinh doanh mạnh mẽ. Trong những ngày qua, các cơ quan báo chí, truyền thông cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin về cách nghĩ, cách làm hay trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và cả những hành động, ứng xử giàu tính nhân văn và trách nhiệm xã hội của cộng đồng của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.

Tất cả những điều đó đã góp phần làm nên sự thành công bước đầu nhưng cực kỳ quan trọng trong giai đoạn phát triển kinh tế nhiều khó khăn, thách thức này. Điều này chắc chắn phải được bắt nguồn từ một tinh thần kinh doanh mạnh mẽ, một sự bình tĩnh bươn chải cần thiết, không bấn loạn bởi những khó khăn, thách thức chưa từng có, chưa từng được đề cập đến trong các kịch bản kinh tế của năm 2020. Phải chăng đó chính là tố chất “dẻo dai, bền bỉ” và “bất khuất” để tạo nên bản lĩnh của doanh nhân Đất Việt? Trong ngày 30.4, ngày thống nhất của đất nước, sau hàng thập niên vượt qua gian khó, sẽ rất khiếm khuyết nếu không nhắc đến một điều rất đặc biệt đã xuất hiện, đó là hình ảnh của toàn bộ hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp cùng chung tay đối phó với dịch Covid-19.

Chính điều này tạo nên một sức mạnh sâu xa, làm cho kẻ thù (nếu có) của đất nước phải chùn bước. Quả thực là doanh nghiệp Việt đã có nhiều thay đổi để thích ứng với những khó khăn hiện tại. Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức cho người lao động làm việc luân phiên để hạn chế tối đa sự mất mát, để không ai phải bỏ lại phía sau; áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí thông qua việc điều chỉnh nhân sự tại các bộ phận gián tiếp chuyển sang trực tiếp, theo hướng tập trung ưu tiên cho các vị trí tạo ra doanh thu trực tiếp, tạo điều kiện cho một số vị trí lao động làm việc tại nhà.

Cùng với đó, rà soát các kế hoạch chi tiêu theo hướng “tối giản” và cắt giảm, điều chỉnh lại những chương trình đầu tư chưa cấp thiết hoặc không còn phù hợp với điều kiện dịch bệnh và sau khi hết dịch bệnh để thích ứng với sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng; tích cực và chủ động đàm phán để giảm giá thuê văn phòng, mặt bằng sản xuất kinh doanh; điều chỉnh các quy định nội bộ để bảo đảm an toàn cho các vị trí lao động, đồng thời cũng bảo đảm duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều chính sách nội bộ của doanh nghiệp đã khuyến khích mạnh mẽ sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.