20/04/2024 lúc 01:45 (GMT+7)
Breaking News

Bài 2: Đề xuất những giải pháp ổn định cuộc sống dân di cư nghèo

VNHN - Trước tình trạng di dân tự do kéo dài suốt nhiều năm qua, UBND tỉnh Gia Lai nhìn nhận rõ ngoài tác động tích cự là bổ sung nguồn lực lao động, vấn nạn di dân còn tạo ra nhiều hệ luỵ trong công tác quản lý, gia tăng nạn lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy… đồng thời từng bước phá vỡ cơ cấu dân cư.

VNHN - Trước tình trạng di dân tự do kéo dài suốt nhiều năm qua, UBND tỉnh Gia Lai nhìn nhận rõ ngoài tác động tích cự là bổ sung nguồn lực lao động, vấn nạn di dân còn tạo ra nhiều hệ luỵ trong công tác quản lý, gia tăng nạn lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy… đồng thời từng bước phá vỡ cơ cấu dân cư.

 

Mặc dù nạn di dân tự do đặt UBND tỉnh Gia Lai và các địa phương trước những khó khăn lớn nhưng nhiều năm qua, chính quyền tỉnh cũng xác định trách nhiệm giúp dân yên ổn, sắp xếp, bố trí dân di cư tự do nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân tại chỗ đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ các hộ di dân có điều kiện sống trên vùng đất mới.

Di dân tự do dù có tác động tích cực nhưng đang phá vỡ cơ cấu dân cư

Ngày 29/9/2017, ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai ký báo cáo số 160/BC-UBND báo cáo Hội đồng Dân tộc Quốc Hội khẳng định: Dân di cư tự do đến địa phương có tác động tích cực lẫn tiêu cực.

Về mặt tích cực: Dân di cư tự do đến Gia Lai đã bổ sung thêm lao động phổ thông cho lực lượng lao động tại địa phương, góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động vào mùa thu hoạch nông sản. Một số hộ tận dụng triệt để những mảnh đất nhỏ lẻ, hoang hóa ven rừng, ven sông suối, cải tạo những thừa đất bạc màu để canh tác.

Các hộ di cư tự do có ý chí vươn lên rất mạnh và có kinh nghiệm trong sản xuất lúa nước đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng nông nghiệp tại địa phương. Mặt khác, đây cùng là những tấm gương điển hình về tính cần cù, chịu khó, vươn lên trong cuộc sống để đồng bào dân tộc thiều số tại chỗ học tập và làm theo.

Tuy nhiên, di dân tự do ồ ạt trong nhiều năm qua đã tác động tiêu cực đến tỉnh Gia Lai như: Nạn dân di đến địa phương đã phá vỡ cơ cấu dân cư, gây khó khăn trong việc quản lý nhân, hộ khẩu, gây mất ổn định trật tự nông thôn, trật tự an toàn xã hội. Ảnh hướng xấu đến môi trường sinh thái do phá rừng, phát nương làm rẫy, quá tải về cơ sở hạ tầng và phúc lợi công cộng của địa phương.

Cũng theo báo cáo số 160/BC-UBND tỉnh Gia Lai, phần lớn các hộ dân di cư tự do đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Vì vậy, việc mua bán, lấn chiếm, tranh chấp đất đai, phá rừng làm nương rẫy diễn ra phức tạp, gây nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại chỗ.

Các hộ dân di cư tụ do hầu hết là các hộ nghèo, điều kiện sống còn nhiều khó khăn, lảm tăng tỷ lệ hộ nghèo, bệnh tật, tỷ lệ thất học ờ trẻ em... trên địa bàn tinh. Cá biệt, một số nơi, dân di cư tự do lợi dụng để truyền đạo trái phép thậm chí trồng cây có chất gây nghiện (huyện Chư Pưh năm 2009) gây hậu quà nghiêm trọng.

Giải pháp nào ổn định cuộc sống dân di cư tự do?

Nhiều năm qua, UBND tỉnh Gia Lai đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện bố trí ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2000 đến cuối năm 2016, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các địa phương lập quy hoạch, xây dựng dự án bố trí, sắp xếp cho 2.459 hộ dân và hiện đã thực hiện được 2 dự án, bố trí cho 1.289 hộ dân di cư tự do ổn định cuộc sống tại 16 xã thuộc 4 huyện trên địa bàn tỉnh. 

Được biết, hiện vẫn còn 2 dự án và 1 phương án ổn định cuộc sống của 1.170 hộ dân di cư tự do đang được UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo triển khai.

Với tổng vốn được phê duyệt 148.659,3 triệu đồng (trong dó: ngân sách Trung ương 131.376,22 triệu đồng; ngân sách địa phương 17.282,68 triệu đồng), diện tích đất đai tỉnh Gia Lai bố trí triển khai phục vụ các dự án sắp xếp dân di cư là 10,005 ha đồng thời nhiều công trình phục vụ dân sinh trong giai đoạn 2000 – 2016 như: đường giao thông nông thôn 57 km; cống qua đường 60 cái; cống tràn liên hợp 04 cái; xây dựng cầu; nhà mầu giáo, trường học; điểm trường tiều học; nhà ở giáo viên; công trình cấp nước sinh hoạt..v.v… Nỗ lực của UBND tỉnh Gia Lai và các chính quyền các địa phương hướng đến mục tiêu các hộ dân di cư tự do được bố trí tái định cư tập trung và xen ghép chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, được đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở hướng dẫn áp dụng các biện pháp thâm canh trong trồng trọt và chăn nuôi, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo lương thực.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, việc quy hoạch bố trí dân cư, trong đó có bố trí ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn. Tỉnh Gia Lai đã ưu tiên bố trí dân di cư tự do tại các vùng cần di dời cấp bách, dân di cư tự do đang sống trong rừng vào các khu tái định cư để ổn định đời sống cho các hộ.

Mặc dù kinh phí đầu tư cho các dự án ổn định dân di cư tự do trên địa bản tỉnh Gia Lai được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương góp phần ổn định dời sống và phát triển sản xuất cho các hộ dân di cư tự do. Tuy nhiên, nguồn vốn Trung ương hàng năm bố trí cho tỉnh đều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, kinh phí địa phương có bố trí nhưng cũng không nhiều do tỉnh nghèo, các nguồn vôn huy động hợp pháp khác không có nên nguồn lực thực hiện thiếu đã khiến một số dự án đang thực hiện dở dang không đủ vốn để hoàn thành./.