20/04/2024 lúc 16:55 (GMT+7)
Breaking News

Bắc Ninh phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững

VNHN - Hiện nay, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) chiếm từ 25 đến 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh Bắc Ninh. Trong đó, Bắc Ninh xây dựng 35 vùng sản xuất trồng trọt, mở rộng chín vùng chăn nuôi lợn, gia cầm; hình thành 23 vùng nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao (CNC). Để hoàn thành mục tiêu, ngành nông nghiệp tỉnh gấp rút triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

VNHN - Hiện nay, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) chiếm từ 25 đến 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh Bắc Ninh. Trong đó, Bắc Ninh xây dựng 35 vùng sản xuất trồng trọt, mở rộng chín vùng chăn nuôi lợn, gia cầm; hình thành 23 vùng nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao (CNC). Để hoàn thành mục tiêu, ngành nông nghiệp tỉnh gấp rút triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Mô hình trồng dưa lưới cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành. Ảnh: BNEWS/TTXVN

Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tháng 1-2017, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delco (Công ty Delco) triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại thôn Quán Tranh, xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Mô hình được đầu tư bài bản gồm 2 ha mặt nước nuôi thả cá, hai khu chăn nuôi gà đẻ trứng quy mô 50.000 con, 7.000 m2 nhà kính trồng dưa lưới gốc Nhật Bản; 1.000 m2 nhà kính trồng các loại rau thủy canh.

Toàn bộ hệ thống sản xuất được lắp đặt sensor (cảm biến) kết nối qua phần mềm để đo đạc tất cả các thông số của đất, môi trường và đề xuất thời gian tưới, thời gian chiếu sáng, phun sương, màng che nắng và quạt thông gió phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Khu chăn nuôi được trang bị giải pháp cảm biến tự động cho phép quản lý qua điện thoại thông minh tất cả các khâu như hệ thống cho ăn, chiếu sáng, thu hoạch trứng, thu gom phân, sưởi ấm… Toàn bộ các sản phẩm của Công ty Delco sản xuất đều có mã truy xuất nguồn gốc (QR code), người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra xuất xứ, quy trình sản xuất.

Còn ở khu chăn nuôi gà, hằng ngày, gà được nghe nhạc để xả stress. không biết có phải do thường xuyên được nghe nhạc hay không mà gà ở đây đẻ nhiều trứng lắm, hiệu suất luôn đạt hơn 90%. Chúng tôi còn được truyền cảm hứng để yêu nghề, say mê làm ra những sản phẩm sạch, chất lượng. Gần hai năm làm việc ở đây tôi thấy tuần nào trang trại cũng đón các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học hỏi, nhận chuyển giao công nghệ".


Mô hình trồng hoa trong nhà kính cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện Tiên Du. Ảnh: BNEWS/TTXVN

Tổng Giám đốc Công ty Delco Lê Khánh Mạnh chia sẻ, khát khao của chúng tôi là xây dựng mô hình trang trại hiện đại, hiệu quả và có thể truyền cảm hứng làm nông nghiệp CNC cho người dân. Nếu ngày càng nhiều hộ có năng lực sản xuất CNC, hình thành được mạng lưới nông sản an toàn sẽ tạo ra được những sản phẩm chất lượng. Mặc dù mới lấn sân sang làm nông nghiệp nhưng sản phẩm của Công ty Delco đã có chỗ đứng trên thị trường nông sản.

Bình quân mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường khoảng 10 tấn rau, gần 40 tấn dưa lưới, bốn tấn dưa chuột baby, gần 13 triệu quả trứng gà. Với số lượng nông sản lớn nhưng trang trại chỉ cần 15 cán bộ và công nhân vận hành. Thị trường tiêu thụ nông sản sạch rất lớn, khi tạo ra được những sản phẩm chất lượng người tiêu dùng sẽ tự tìm đến bạn.

Ngày càng có nhiều mô hình nông nghiệp CNC khẳng định tính hiệu quả ở tỉnh Bắc Ninh. Tại huyện Lương Tài, vốn được coi là huyện thuần nông của Bắc Ninh, thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc ninh đến năm 2020”, huyện Lương Tài chủ động bám nắm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, toàn huyện hình thành hàng chục mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản như: Các vùng chuyên canh lúa, rau màu hàng hóa, với các giống cây trồng mới: Lúa lai Syn6, GS9,Qưu số 1... ngô lai NK4300, HN88... cà rốt lai Ti 103, VL444 F1... khoai tây Atlantic, Diamant... lạc L14, L18... đậu tương DT84, DT99... được đưa vào sản xuất và mở rộng diện tích ở các xã Minh Tân, Lai Hạ, Mỹ Hương, An Thịnh...

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch được ứng dụng rộng rãi như: Sản xuất lúa theo quy trình VietGAP ở Quảng Phú; mô hình rau chuyên canh ứng dụng công nghệ cao gắn với sơ chế bảo quản ở Minh Tân; sản xuất hoa cao cấp trong nhà lưới, nhà kính ở Lôi Châu (An Thịnh)... Điển hình là mô hình trồng lá tía tô xuất khẩu sang Nhật Bản cho thấy rõ hiệu quả kinh tế.


Mô hình trồng hoa trong nhà kính cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện Tiên Du. Ảnh: BNEWS/TTXVN

Ngành nông nghiệp đã xây dựng và hình thành được tám vùng sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều địa phương còn xây dựng mô hình thủy sản ứng dụng công nghệ nuôi cá “sông trong ao” nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thủy sản, năng suất đạt từ 20 đến 30 tấn/ha. Gần đây, người dân còn áp dụng công nghệ sinh học Biofloc (cân bằng ni-tơ, các-bon) nuôi thương phẩm cá rô phi siêu thâm canh trong ao đất lót bạt; công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước… Những công nghệ mới, tiên tiến này hứa hẹn mang lại đột phá trong sản xuất thủy sản ở Bắc Ninh.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Phát triển nông nghiệp CNC là xu hướng tất yếu để hướng tới một nền nông nghiệp sạch và là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác. Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng phát triển nông nghiệp CNC ở Bắc Ninh còn không ít khó khăn, hạn chế. Cụ thể, sản xuất chủ yếu vẫn là quy mô hộ, đất đai phân tán, nhỏ lẻ.


Mô hình trồng dưa lưới cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành. Ảnh: BNEWS/TTXVN

Mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 sẽ nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC chiếm từ 25 đến 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh. Chỉ còn khoảng một năm để thực hiện kế hoạch này. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC hiện nay của tỉnh chiếm khoảng hơn 20%.

Để hoàn thành được mục tiêu đề ra, thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC (gồm vay vốn ngân hàng, hỗ trợ giống, vật tư, kinh phí thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng CNC…) theo quy định hiện hành. Tạo điều kiện để các cơ sở tham gia các loại hình bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thị trường gây ra, tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất.

Đồng thời, tỉnh sẽ bổ sung chính sách riêng cho việc thực hiện đề án, nhất là chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất. Cùng với đó, giao chính quyền địa phương đứng ra tích tụ ruộng đất, nhất là những diện tích đất nông dân không sản xuất, tạo ra quỹ đất sạch để tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp có điều kiện về vốn và có nhu cầu thuê lại, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tập trung, lâu dài.

Ngành nông nghiệp sẽ rà soát, tổ chức lại sản xuất, xác định ngành hàng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh để tập trung nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch, tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông sản có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế./.