29/03/2024 lúc 01:28 (GMT+7)
Breaking News

Bắc Ninh áp dụng Nghị quyết kỳ họp thứ Mười sáu, HĐND tỉnh khoá XVIII vào cuộc sống

VNHN - Tại kỳ họp thứ Mười sáu, HĐND tỉnh khoá XVIII, đại diện các ngành chức năng của tỉnh phát biểu giải trình làm rõ nhiều nội dung về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020, làm căn cứ thực hiện có hiệu quả, đưa Nghị quyết kỳ họp vào cuộc sống.

VNHN - Tại kỳ họp thứ Mười sáu, HĐND tỉnh khoá XVIII, đại diện các ngành chức năng của tỉnh phát biểu giải trình làm rõ nhiều nội dung về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020, làm căn cứ thực hiện có hiệu quả, đưa Nghị quyết kỳ họp vào cuộc sống. 

Đến nay, toàn tỉnh đã cấp đăng ký đầu tư cho 1.470 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đạt 18,825 tỷ USD. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 92,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, 48,14% tổng thu ngân sách Nhà nước, 99,6% tổng giá trị xuất khẩu và 53,45% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. Những con số này cho thấy sự đóng góp lớn của khối doanh nghiệp FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, để tiếp tục thu hút, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực FDI, Sở Kế hoạch và Đầu đề xuất một số giải pháp:

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Thu hút đầu tư bảo đảm các tiêu chí sử dụng ít đất, ít lao động; suất vốn đầu tư cao, đóng góp ngân sách cao và hàm lượng công nghệ cao. Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư “tại chỗ”.

 Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở KH và ĐT

Tăng cường xúc tiến đầu tư đối với các nhà đầu tư mới, nhất là các đối tác: Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, tập trung vào các lĩnh vực: đô thị sinh thái, thành phố thông minh, khu vui chơi giải trí, mua sắm tập trung; sản xuất linh kiện ô tô, máy bay... từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào một số nhóm ngành, doanh nghiệp. Năm 2020, đề xuất tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư giới thiệu tiềm năng, lợi thế về cơ hội đầu tư, các giá trị văn hoá - du lịch của tỉnh nhằm củng cố quan hệ với các đối tác đầu tư chiến lược (Hàn Quốc, Nhật Bản), mở rộng các đối tác đầu tư thuộc khu vực Đông Âu, Mỹ La tinh và Châu Phi.

.Tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp trong xu thế phát triển công nghiệp 4.0. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội, dịch vụ ngoài hàng rào các KCN, đẩy nhanh tiến độ triển khai 2 KCN mới (Yên Phong-IIC và VSIP Bắc Ninh II); trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung Khu công nghệ cao Bắc Ninh vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao và hình thành 2 KCN logistics.

Liên kết giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20-8-2019 của Bộ Chính trị. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguyên tắc không vượt khung quy định của Luật Đầu tư 2014, các luật về thuế và các luật có liên quan… Những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh được quan tâm, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, tỷ lệ học sinh THPT đỗ tốt nghiệp, đỗ Đại học, Cao đẳng luôn trong tốp dẫn đầu cả nước.

Ông Ngô Văn Liên, Giám đốc Sở Giáo dục  - Đào tạo

Năm 2019, tỷ lệ học sinh giỏi đạt giải của tỉnh đứng trong top 5 tỉnh dẫn đầu cả nước, có học sinh đạt giải nhất môn Ngữ văn. Tuy nhiên, điểm trung bình kỳ thi THPT quốc gia của học sinh Bắc Ninh chưa thực sự cao so toàn quốc. Nguyên nhân do đa số học sinh của tỉnh học hết THCS tham gia học THPT hoặc giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia đông nên làm giảm điểm bình quân.

Bên cạnh đó, phần lớn học sinh chỉ chú trọng 3 môn theo khối thi, chưa tập trung học môn thi bắt buộc để xét tốt nghiệp nên tổng điểm chưa cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất còn dàn trải, thời gian kéo dài, một số dự án đã được phê duyệt nhưng triển khai còn chậm (xây dựng phòng học thông minh, phòng chức năng,...). Một số trang thiết bị được đầu tư hiện đại, thông minh nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao do năng lực, trình độ của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế. Việc triển khai thực hiện một số Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh về giáo dục - đào tạo còn chậm.

Một số học sinh có biểu hiện lệch lạc về nhận thức, đạo đức, lối sống. Để khắc phục các hạn chế trên, thời gian tới ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh xác định một số giải pháp chỉ đạo: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ Bắc Ninh.

Giai đoạn 2016 - 2020; sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, cơ sở vật chất đã được trang bị trong các nhà trường; thực hiện tốt việc dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới sách giáo khoa; chú trọng công tác hướng nghiệp, phân luồng đối với học sinh học hết lớp 9 và học sinh tốt nghiệp THPT; đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh về giáo dục và đào tạo hoặc lấy ý kiến tham gia, góp ý từ cơ sở, từ đó có căn cứ để tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Ông Đào Quang Khải, Giám đốc Sở TN và MT

Năm 2019, tỉnh Bắc Ninh lựa chọn chủ đề “Bắc Ninh hành động vì môi trường sạch” với quyết tâm từng bước khắc phục, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách, đưa Bắc Ninh phát triển hài hòa theo hướng bền vững. Các cấp, các ngành, các địa phương đã tích cực triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2019-2025.

Qua đó các phong trào về BVMT đã được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân và đạt được một số kết quả như: Mô hình đường hoa, làng nông thôn kiểu mẫu; phong trào vệ sinh đồng ruộng; mô hình chợ, khu dân cư không sử dụng túi nilon, chống rác thải nhựa; khởi công xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát điện.

Bên cạnh những kết quả vẫn còn một số nội dung chưa đạt được tiến độ đề ra: Việc triển khai đầu tư xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt công suất nhỏ (huyện Yên Phong, Tiên Du và thị xã Từ Sơn), Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát điện tại huyện Thuận Thành còn chậm; xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các nhà vệ sinh trường học còn chậm.

Việc thực hiện xử lý vấn đề “thương binh giả” của Bắc Ninh được quân khu 1 ghi nhận, đánh giá cao.

Để triển khai có hiệu quả các nội dung của Đề án, thời gian tới cần tập trung vào những giải pháp: Các huyện Yên Phong, Tiên Du và thị xã Từ Sơn triển khai ngay việc đầu tư xây dựng các lò đốt rác thải sinh hoạt tại các địa phương. Tiếp tục áp dụng các biện pháp tổng hợp để hạn chế ô nhiễm tại các điểm tập kết rác còn tồn đọng. Đôn đốc chủ đầu tư các dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện tại huyện Quế Võ và huyện Lương Tài bảo đảm theo đúng tiến độ. UBND huyện Thuận Thành sớm lựa chọn nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng triển khai xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện.

Các các địa phương triển khai thực hiện các Dự án xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Xây dựng kế hoạch và tổ chức di dời các trang trại chăn nuôi ra khu chăn nuôi tập trung. Lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đối với các đô thị tại các huyện chưa có hệ thống xử lý. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động các phong trào như: Phân loại chất thải sinh hoạt tại hộ gia đình, phong trào làm sạch ruộng đồng; vận động doanh nghiệp, siêu thị, khách sạn, nhà hàng và toàn dân hạn chế tối đa sử dụng túi ni lông; làm sạch đường làng, ngõ, xóm.

Thực hiện Kết luận số 115-KL/TU, ngày 22-4-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về giải quyết vấn đề “thương binh giả” trên địa bàn tỉnh, Bộ CHQS tỉnh tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quán triệt ở các cấp; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đối chiếu danh sách các đối tượng nằm trong diện phải thu hồi nhưng chưa tự giác nộp Thẻ, Quyết định, tiền thụ hưởng. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động đối tượng tự giác chấp hành. Toàn tỉnh có 1009 đối tượng phải thu hồi Thẻ, Quyết định theo thông báo của Quân khu 1.

Đến nay, đã có 915 đối tượng chấp hành. Số chưa thu hồi được do đã chết, làm mất hoặc chuyển đi nơi khác. Việc thực hiện xử lý vấn đề “thương binh giả” của Bắc Ninh được quân khu 1 ghi nhận, đánh giá cao. Thời gian tới, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục tham mưu Ban Chỉ đạo của tỉnh tập trung tuyên truyền các đối tượng chưa nộp Thẻ, Quyết định phải chấp hành nghiêm quyết định thu hồi của Quân khu 1.

Những trường hợp đối tượng làm mất Quyết định, Thẻ phải trình bày rõ lý do, cam kết và có xác nhận của địa phương nơi cư trú. Những đối tượng đã chết mà mất Thẻ, Quyết định thì thân nhân phải cam kết. Đối với các đối tượng cố tình chống đối, làm trái, Bộ CHQS tỉnh phối hợp các ngành chức năng xử lý nghiêm. Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo Ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn thiết lập hồ sơ để xem xét giải quyết đối với những trường hợp thực hiện thu hồi Thẻ, Quyết định nhưng chứng minh được bản thân có đi chiến đấu, bị thương nhưng chưa đủ hồ sơ, giấy tờ; tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ giải quyết cho các trường hợp thuộc đối tượng thụ hưởng theo Thông tư số 28, 202, không để sót, lọt đối tượng, bảo đảm công bằng, nghiêm minh.