20/04/2024 lúc 12:03 (GMT+7)
Breaking News

Áo dài: Bản sắc văn hóa, tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt

VNHN - Mặc áo dài cũng là hành động tôn vinh, gìn giữ trang phục áo dài, khằng định bản sắc văn hóa. Tất cả xuất phát từ lòng tự hào tà áo dài Việt. Chuỗi sự kiện với chủ đề “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức nhằm góp phần thu thập thông tin lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

VNHN - Mặc áo dài cũng là hành động tôn vinh, gìn giữ trang phục áo dài, khằng định bản sắc văn hóa. Tất cả xuất phát từ lòng tự hào tà áo dài Việt. Chuỗi sự kiện với chủ đề “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức nhằm góp phần thu thập thông tin lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Ảnh  minh họa - Nguồn: Internet

Đáng chú ý, từ 2/3 đến 8/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động phụ nữ cả nước mặc áo dài. Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài”, hội viên, phụ nữ, cán bộ công chức viên chức, nữ thanh niên, sinh viên cả nước cùng nhau mặc áo dài đến công sở nhằm lan tỏa, tôn vinh giá trị áo dài Việt Nam.

Áo dài với người phụ nữ Việt Nam

Từ thành thị cho tới nông thôn, miền núi, các công sở đâu đâu cũng tràn ngập hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, thiết tha trong tà áo dài. Với phụ nữ Việt, dù ở lứa tuổi nào thì áo dài đã trở thành trang phục không thể thiếu, Và áo dài cũng là trang phục chuẩn mực để họ mặc trong dịp đặc biệt, ngày lễ quan trọng. Trang phục áo dài song hành với phụ nữ Việt trên mọi miền đất nước và có mặt ở nhiều quốc gia. Mọi cuộc thi sắc đẹp trên thế giới dù ở quy mô nào thì áo dài luôn được các người đẹp lựa chọn và trình diễn với sự tự hào dân tộc để khẳng định với bạn bè quốc tế: “Tôi là người Việt Nam”.

Tuần lễ mặc áo dài đã và đang nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ nữ trên toàn quốc. Bởi phía sau đó không chỉ là câu chuyện về trang phục mà còn là vấn đề khẳng định chủ quyền văn hóa cho áo dài Việt Nam.

Tự hào tà áo dài Việt Nam

Với người phụ nữ Việt, trang phục không thể thiếu trong tủ quần áo đó là áo dài. Và thói quen mặc áo dài trong các dịp lễ, Tết, các sự kiện quan trọng như đám hỏi, đám cưới…được truyền qua bao thế hệ phụ nữ Việt. Phụ nữ mặc áo dài không phải chỉ là đẹp, mà đó còn là trách nhiệm công dân về ý thức dân tộc, là trách nhiệm khi thế hệ trẻ phải nối tiếp giữ gìn văn hóa.

Cũng vì lẽ đó mà hàng năm các tỉnh thành tổ chức nhiều hoạt động để tôn vinh vẻ đẹp của áo dài, tầm quan trọng của áo dài trong đời sống người phụ nữ Việt. Ở trong nước, từ năm 2019, vào ngày 8/3 và 20/10/2019, phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan di tích Huế đã được miễn phí vé 100%. Và TP. HCM đã 6 lần tổ chức “Lễ hội Áo dài” thu hút hàng triệu lượt người tham gia…

Trong năm 2020, Câu lạc bộ Áo dài Việt Nam sẽ kết hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ để tổ chức những chương trình lớn, phát động phong trào, tạo nên những kỷ lục mới, có thể là kỷ lục Guinness, ví dụ như phụ nữ cả nước mặc áo dài trong một ngày.

Các hoạt động trình diễn áo dài, diễu hành và đồng diễn áo dài dự kiến sẽ được tổ chức từ tháng 4 đến tháng 10 và cao điểm là tại 6 tỉnh/thành phố (Thủ đô Hà Nội, TP. HCM, Đắk Lắk, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam). Trong tháng 4 sẽ diễn ra Hội thảo “Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức, nhằm làm rõ hơn các giá trị liên quan đến áo dài, giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, xã hội của áo dài Việt Nam, góp phần thu thập thông tin lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Hình ảnh của áo dài Việt không chỉ đẹp hơn trong mắt người dân mà còn góp phần hình thành thói quen mặc áo dài vào các dịp lễ, Tết. Mặc áo dài cũng là hành động tôn vinh, gìn giữ trang phục áo dài, khằng định bản sắc văn hóa. Tất cả đều xuất phát từ lòng tự hào tà áo dài Việt./.