29/03/2024 lúc 19:42 (GMT+7)
Breaking News

An Giang: Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ cao

VNHN - Với quyết tâm biến thế mạnh nông nghiệp thành động lực phát triển kinh tế và hoàn thành mục tiêu nền kinh tế thuộc nhóm đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đạt mức trung bình so với cả nước trong 5 năm tới, tỉnh Anh Giang đã và đang nỗ lực thực hiện các chính sách phát triển nền nông nghiệp theo hướng tích cực và ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

VNHN - Trong những năm qua, nền kinh tế nông nghiệp tỉnh An Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của nước nhà. Với quyết tâm biến thế mạnh nông nghiệp thành động lực phát triển kinh tế và hoàn thành mục tiêu nền kinh tế thuộc nhóm đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đạt mức trung bình so với cả nước trong 5 năm tới, tỉnh Anh Giang đã và đang nỗ lực thực hiện các chính sách phát triển nền nông nghiệp theo hướng tích cực và ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

An Giang là tỉnh nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long, có các cánh đồng màu mỡ, phì nhiêu, đây là điều kiện thuận lợi để địa bàn phát triển nền nông nghiệp. Xác định rõ lợi thế, tỉnh An Giang đã triển khai và thực hiện tốt các công tác xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, An Giang đã trở thành một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm trên cả nước.

Tỉnh An Giang cũng đã xác định rõ nền nông nghiệp là nền tảng để phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch và công nghiệp trong 5 năm tới. Do đó, địa bàn cũng triển khai khai thác mạnh mẽ lợi thế, xác định trọng tâm phát triển của ngành nông nghiệp trọng điểm đồng thời liên kết với các vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long để cùng phát triển.

Bên cạnh đó, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trong nước và nước ngoài. Triển khai các chính sách khuyến khích phát triển và hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn, các loại hình kinh tế hợp tác, loại hình trang trại, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các nhóm nông sản chủ lực như lúa gạo, cây ăn quả, hoa màu,… Đặc biệt là xây dựng thương hiệu nông sản, tăng cường tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, quảng bá sản phẩm nông sản, xây dựng chiến lược thị trường cho các sản phẩm chủ lực góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh phát triển mạnh mẽ, đưa nền nông nghiệp chuyển mình phát triển để phù hợp với nền kinh tế hội nhập của đất nước hiện nay.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế (Ảnh: Internet)

Cũng theo lãnh đạo ngành nông nghiệp An Giang cần chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang phát triển kinh tế nông nghiệp, gắn liền với sản xuất thị trường. Để phát triển nông nghiệp giai đoạn 2020 – 2025 đồng thời tháo gỡ khó khăn và nâng cao đời sống nhân dân thì việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất là rất quan trọng, đóng góp hơn 30% giá trị gia tăng trong sản xuất. Do vậy, đây là lĩnh vực mà tỉnh nên chú trọng đầu tư và đẩy mạnh để tạo ra sản phẩm chất lượng và mang sức cạnh tranh cao hơn.

Trên tinh thần đó, tỉnh An Giang cũng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình tái cơ cấu gắn liền với đổi mới cơ chế, thực hiện chương trình khuyến công góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, phù hợp yêu cầu thị trường, sáng tạo, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời duy trì và nâng cao các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công gắn với chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.

Với những nỗ lực phát triển và triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, tỉnh An Giang sẽ đạt được những bước nhảy vọt trong nền nông nghiệp, xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh chóng và vững chắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… góp phần phát triển kinh tế nước nhà.