24/04/2024 lúc 09:15 (GMT+7)
Breaking News

Amazon, Facebook ngày càng khó kiểm soát người dùng

VNHN - Báo Wall Street Journal (WSJ) ngày 23/8, công bố kết quả điều tra về “cuộc đấu tranh với việc giám sát trang web của Amazon”. Đã có hơn 4.000 mặt hàng bán trên website Amazon được tạp chí này cho là giả, không an toàn hoặc đã bị cấm bởi các cơ quan quản lý liên ban, trong đó có đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm xe máy... không đạt chuẩn lưu hành.

VNHN - Báo Wall Street Journal (WSJ) ngày 23/8, công bố kết quả điều tra về “cuộc đấu tranh với việc giám sát trang web của Amazon”. Đã có hơn 4.000 mặt hàng bán trên website Amazon được tạp chí này cho là giả, không an toàn hoặc đã bị cấm bởi các cơ quan quản lý liên ban, trong đó có đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm xe máy... không đạt chuẩn lưu hành.

Với nền tảng phình to, việc kiểm duyệt nội dung của Amazon, Facebook, Twitter, YouTube không còn phù hợp nếu sử dụng những tiêu chuẩn hiện tại.


CEO Amazon Jeff Bezos. Ảnh: Business Insider.

Amazon phản hồi rằng vấn đề giám sát thành viên của họ được thực hiện theo các bước, nghiêm ngặt. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng các công ty cung cấp dịch vụ qua Internet như Amazon đang dần mất kiểm soát do lượng người dùng tham gia nền tảng quá lớn.

Juozas Kaziukenas, nhà phân tích về thương mại điện tử, nhận xét  rằng thách thức với Amazon là từ chính những gì họ xây dựng nên: cởi mở, chào đón những người bán mới trên nền tảng của mình. Họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi nguyên tắc người dùng đã đặt ra. Các quy tắc không còn đủ để phân bổ, giám sát.

Theo Business Insider, không chỉ Amazon mà Facebook, Twitter, YouTube đều lâm vào hoàn cảnh tương tự.

YouTube, hiện có hơn một tỷ người dùng, bị chỉ trích vì không phản ứng nhanh với nội dung mới, chẳng hạn về vấn đề đồng tính hay xả súng tại trường học. Nền tảng video của Google nhiều lần phải điều chỉnh điều khoản do nội dung mới xuất hiện. Tháng 2/2018, sau vụ xả súng ở trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Florida (Mỹ), không ít video xuất hiện trên YouTube đề cập những người sống sót là "diễn viên".

 Năm 2012, một số video đăng lên nền tảng này gọi vụ xả súng ở Trường tiểu học Sandy Hook là trò lừa bịp. Gần đây nhất là tháng 6/2019 khi Carlos Maza, nhà báo đồng tính của Vox, chỉ trích YouTube đã để cho Steven Crowder (có bốn triệu người theo dõi) liên tiếp đăng những lời lẽ ác ý và kỳ thị mình. Ban đầu, YouTube điều tra và tuyên bố Crowder không vi phạm chính sách và không xóa video. Nhưng trước sự phản ứng dữ dội của cộng đồng, mạng video này phải gửi lời xin lỗi và đình chỉ khả năng kiếm tiền từ quảng cáo trên kênh của Crowder.

Sau những sự việc trên, YouTube cập nhật chính sách người dùng, trong đó "cấm các video thực hiện bởi những người có ảnh hưởng, nhằm biện minh cho sự phân biệt đối xử hoặc loại trừ". Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng 10.000 nhân sự để kiểm duyệt nội dung nhằm tránh sự cố tiếp diễn. Tuy vậy, những thay đổi trên vẫn bị nghi ngờ về tính hiệu quả.


CEO Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: Business Insider.

Theo Reuters, mạng xã hội Facebook với hơn 2,5 tỷ người dùng cũng đang vật lộn với nền tảng của mình. Facebook không thể kiểm duyệt được các lời nói mang tính thù ghét và kêu gọi diệt chủng của nhóm Hồi giáo thiểu số Rohingya ở Myanmar từ tháng 8/2018. 

Theo tổ chức ProPublica, việc thực thi quy tắc về ngôn từ kích động thù địch của Facebook "không đồng đều", cho rằng các chuyên gia đánh giá nội dung của mạng xã hội này "thường có các cách đánh giá khác nhau về cùng một vấn đề", cũng như không tuân thủ "nguyên tắc phức tạp" của Facebook.

Việc kiểm duyệt nội dung của Facebook cũng đi kèm nhiều áp lực. Keith Utley, nhân viên 42 tuổi tại văn phòng kiểm duyệt của Facebook ở Florida (Mỹ), đã chết vì một cơn đau tim khi đang làm việc. Trang công nghệ Verge cho biết điều kiện làm việc ở bộ phận này "rất tồi tệ".

Hiện Facebook vẫn đẩy mạnh kiểm duyệt nội dung, trong đó giảm sức người và tăng cường các công cụ tự động. Nhiệm vụ lớn nhất của họ là giảm các nội dung gây hiệu ứng tâm lý tiêu cực, gây rối...

Trong khi đó, Twitter đã loại bỏ nhiều website "rác" (spam), có tính chất lạm dụng. Nền tảng với 300 triệu người dùng này cho biết vào tháng 4 rằng, thay vì sử dụng người để kiểm duyệt, họ đưa vào hệ thống công nghệ tự động gắn cờ đối với nội dung gây khó chịu. "Bằng cách gắn cờ, chúng tôi đã loại bỏ được 38% nội dung vi phạm chính sách một cách tự động, thay vì nhờ vào các báo cáo từ người dùng", đại diện Twitter chia sẻ.

Tuy vậy, Twitter vẫn chưa thể tìm ra cách chặn nội dung từ những người "siêu quyền lực", chủ yếu là các chính trị gia.