20/04/2024 lúc 18:24 (GMT+7)
Breaking News

5 ngôi chùa linh thiêng cầu bình an Rằm tháng 7 ở Hà Nội

VNHNO - Rằm tháng 7 là một trong những rằm lớn nhất trong năm. Đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình cùng đi chùa để cầu bình an và hạnh phúc cho người thân.

VNHNO - Rằm tháng 7 là một trong những rằm lớn nhất trong năm. Đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình cùng đi chùa để cầu bình an và hạnh phúc cho người thân.

Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh. Với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu trong cuộc sống và cầu mong những may mắn hạnh phúc. Thông thường vào rằm tháng 7  mọi người lại rủ nhau đi lễ chùa cầu bình an. Đây là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa rằm tháng 7 không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả của cuộc mưu sinh.

Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Dưới đây là 5 ngôi chùa để các bạn có thể ghé thăm vào dịp rằm tháng 7 này nhé.

Chùa Trấn Quốc

Địa chỉ:  phía nam của Hồ Tây, cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

Cảnh sắc trang nghiêm của ngôi chùa (Ảnh: internet)

Hòn đảo xanh nằm soi mình bên sóng nước Hồ Tây (Ảnh: internet)

Được ví như một hòn đảo xanh nằm soi mình bên sóng nước Hồ Tây, chùa Trấn Quốc ngày nay được xem là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng, không chỉ bởi địa thế mà còn bởi lịch sử gắn liền với dân tộc, với Phật giáo Thăng Long - Hà Nội. Ai đến tham quan đều rất ngạc nhiên trước không gian tĩnh lặng, vẻ đẹp nên thơ được ví như đóa sen nở trên mặt hồ.

Trong những ngày đầu tháng và rằm, nhà chùa sẽ tổ chức khoá lễ Giảng pháp, tổ chức giảng lễ cầu quốc thái dân an được sự ủng hộ của đông đảo phật tử. Tất cả mọi ngày trong năm, cửa chùa luôn mở đón du khách đi lễ và thăm quan, vãn cảnh chùa.

Chùa Phúc Khánh

Địa chỉ: 382, đường Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội.

Nhiều người cho rằng, Phúc Khánh là một ngôi chùa thiêng và tin tới đây cúng khấn sẽ tâm an, thuận lợi (Ảnh: internet)

Bất cứ ai đến chùa cũng cảm thấy lòng nhẹ nhàng thanh thản hơn (Ảnh: internet)

Mặc dù là ngôi chùa nhỏ nằm trong khu dân cư chật chội nhưng cứ vào dịp rằm tháng bảy thì chùa Phúc Khánh lại thu hút cả ngàn người tới lễ bái.

Lịch sử lâu đời của ngôi chùa với nhiều công trình kiến trúc cổ kính cũng chỉ là một phần trong các yếu tố thu hút đông đảo Phật tử đến chùa. Nhiều người cho rằng, Phúc Khánh là một ngôi chùa thiêng. Khi mọi người tới đây cầu sao giải hạn, cúng, khấn, lễ hi vọng gia đình thuận hòa, nhận được nhiều phúc đức, đường công danh, sự nghiệp được hanh thông, thuận lợi, con cháu thì đuề huề sung túc, bản thân thì được an tâm, tĩnh tại...

Phủ Tây Hồ

Địa chỉ: phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội

Rằm tháng Bảy, nhiều người đến với Phủ Tây Hồ để bày tỏ lòng biết ơn hướng về cội nguồn cha mẹ và cầu bình an (Ảnh: internet)

Khách hành hương về phủ những ngày này thường rất đông (Ảnh: internet)

Phủ Tây Hồ thuộc thôn Tây Hồ, trước là đất một làng cổ của kinh thành Thăng Long thuộc bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây.

Điều độc đáo nhất ở phủ thờ là ba pho tượng nữ thần đặt song hành. Ba vị này hợp thành Tam Phủ. Và theo quan niệm của Tam Phủ: người cai quản thiên phủ có thiên phúc ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quan thủy phủ có thủy quan cởi bỏ chướng ngại khó khăn cho con người. Với tâm linh như vậy Phủ Tây Hồ là điểm đến hấp dẫn của mọi người.

Đền Kim Liên

Địa chỉ: phố Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Di vật quan trọng nhất của đền Kim Liên là tấm bia đá đen bên cây si có gốc to cả chục người ôm không xuể (Ảnh: internet)

Địa chỉ đền Kim Liên Hà Nội ai cũng rõ rồi bởi nó thuộc về một trong Thăng Long tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, là ngôi đền cực kỳ linh thiêng, ghi dấu ấn đặc biệt của thời gian và lịch sử.

Chùa Quán Sứ

Địa chỉ: nằm 73, đường Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đến chùa Quán Sứ ta thấy được từ ngay cái tên và các câu đối bên cổng được viết bằng chữ quốc ngữ (Ảnh: internet)

Dáng vẻ cổ kính của một ngôi chùa lâu đời (Ảnh: internet)

Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15, thời vua Lê Thế Tông, thời xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ.

Không chỉ các tăng ni phật tử mà ngay cả khách du lịch thập phương một lần đặt chân tới Hà Nội đều không thể bỏ qua ngôi chùa Quán Sứ nổi tiếng hàng trăm năm tuổi này.